Topics Chiến Lược

Bẫy Tăng Giá Tiền Điện Tử Là Gì & Cách Phòng Tránh

Trung Cấp
Chiến Lược
Giao Dịch
23 Mar 2022

Mỗi trò chơi đều có mánh khóe. Một chiêu trò giả bộ di chuyển về một hướng để nới lỏng phòng ngự, rồi chớp thời cơ di chuyển về hướng đối diện.

Thị trường crypto có hẳn một cẩm nang các mánh khóe, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một trang trong đó gọi là bẫy tăng giá. Mô hình này bẫy người giao dịch mua vào trong khi thị trường vẫn có xu thế đi xuống. Và nếu bạn bị rơi vào bẫy này, hậu quả có thể khá trầm trọng.

Dù bạn có là người giao dịch lẻ hay đầy kinh nghiệm, trong bài này bạn sẽ phát hiện ra các đặc điểm của bẫy tăng giá. Bạn sẽ học cách bảo vệ quỹ đầu tư bằng cách tránh những loại bẫy này, dựa trên dữ kiện cũ của tài sản, và nhận ra chúng trên biểu đồ bảng giá.

Bẫy Tăng Giá Là Gì?

Bẫy Tăng Giá là khi tài sản đang liên tục giảm bỗng đảo chiều tăng thuyết phục nhưng nhanh chóng tiếp tục đà giảm xuống mức giá còn thấp hơn nữa. 

Người giao dịch chứng kiến đà giảm và trông chờ tín hiệu tăng đảo chiều, mong bắt đáy với một mức giá tốt. Sau khi nhà đầu tư mua trong giai đoạn đầu, giá bắt đầu tăng và vượt lên vùng hỗ trợ hay mức kháng cự, nhưng sau đó thoái lui và tiếp tục đà giảm. Mô hình này kết thúc khi giá giảm xuống tạo thành đáy mới, đẩy người giao dịch vào vị trí thua lỗ. Từ đó, khoảng tăng giá này được coi là tín hiệu giả, một trong những tình huống tệ nhất mà người giao dịch có thể gặp.

Mô hình Bẫy Tăng Giá thường được gọi là “cú nảy con mèo chết.” Chúng xuất hiện ở tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường crypto, vì sự thay đổi nhanh chóng. Vì thế, người giao dịch crypto có thể gặp một cú nảy và mua token quá sớm, dẫn tới thua lỗ nặng và suy sụp. 

Bẫy Tăng Giá Trông Như Thế Nào?

Có ba giai đoạn tạo nên một bẫy tăng giá hoàn hảo. Chúng tôi vẽ lại trong hình ảnh dưới đây.

    • Đà Giảm Ban Đầu — giá liên tục giảm xuống

    • Cú Nảy Giả — giá bật lên yếu và tương đối ngắn

    • Bán Tháo — tiếp tục đà giảm và tạo ra đáy mới

    Bẫy tăng giá xảy ra khi cú nảy giả lừa người giao dịch vào vị thế mua. Trong hình vẽ trên, thị trường điều chỉnh xuống trong xu thế giảm ban đầu tại điểm 1. Người giao dịch cho rằng đã hết điều chỉnh và mua vào với hy vọng bắt được điểm mua tốt tại điểm 2. Có lẽ giao dịch của họ khởi đầu với lợi nhuận chưa thực hiện, nhưng nỗ lực tăng dần mất đà và không thể duy trì.

    Cuối cùng giá đảo chiều giảm sâu hơn khi người bán áp đảo người mua, đẩy thị trường đi xuống. Thị trường rơi khỏi đáy cũ, mô hình kết thúc khi người giao dịch hoặc là ngừng giao dịch, hoặc là đang lỗ thả nổi rất sâu (xem điểm 3).

    Làm Thế Nào Để Nhận Dạng Bẫy Tăng Giá?

    Bản chất của mô hình này là khi người giao dịch vội bắt đáy ở thị trường đang thấp. Nó trông có vẻ như xu thế giảm của thị trường đã hết. Sau khi họ rơi vào vị thế mua, các nhà giao dịch khôn ngoan sẽ quản lý rủi ro và cắt lỗ ngay bên dưới đáy cũ.

    Giao dịch mua vào ban đầu và giá tăng lên không thể duy trì bởi vì thị trường thiếu những người mua lớn. Kết quả là, người bán tiếp tục áp đảo những người mua thưa thớt, và giá điều chỉnh xuống ở mức thấp hơn. 

    Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu leo thang với người mua, khi giao dịch của họ khởi đầu với mức lỗ thả nổi nhỏ. Vấn đề trở nên lớn hơn khi thị trường liên tục điều chỉnh xuống mức giá thấp hơn.

    Khi xu thế thị trường giảm sâu, nó bắt đầu khiến người giao dịch mua phải cắt lỗ. Khi giao dịch mua dừng lại, người giao dịch buộc phải bán.

    Khi cắt lỗ xảy ra sẽ tăng thêm nhiều người bán trên thị trường. Nhiều người bán tạo ra một mức giá thấp hơn. Vòng lặp của sự phản hồi tiêu cực này tạo ra xu thế giảm giá mạnh, và thị trường tụt xuống nhanh chóng.

    Các Dấu Hiệu Xác Định Bẫy Tăng Giá

    Thị trường crypto nổi tiếng với những cú đảo chiều tăng sốc, và người giao dịch crypto không muốn bỏ lỡ điểm vào hợp lý. Kết quả là, người giao dịch tham gia ở mức giá thấp, nhưng cuối cùng nó lại chưa chắc là mức giá hợp lý.

Đầu tiên, sau khi liên tiếp giảm, giá sẽ phục hồi, nhưng không nhiều. Ở ví dụ trên, Bitcoin rơi 23% ở giai đoạn giảm đầu tiên vào tháng 5/2021. Trong giai đoạn giảm ban đầu, giá sẽ ở dưới đường dốc xu thế kháng cự.

Hành vi này gợi ý tâm lý thị trường vẫn còn đang giảm, và cánh cửa mở ra bẫy tăng giá.

Thứ hai, bẫy tăng giá sẽ trải qua một cú nảy giả yếu ớt và không có đà. Kết quả là, thị trường rất khó để vượt qua ngưỡng kháng cự kỹ thuật. Khu vực này là ngưỡng kháng cự nằm ngang, ở đỉnh và đáy của chu kỳ trước, mà thị trường không thể phá vỡ.

Một dấu hiệu khác khi thị trường đang tạo ra bẫy tăng giá là việc thiếu khoảng dao động. “Khoảng” trong giao dịch có nhiều cách hiểu. Một trong những ý nghĩa của “khoảng” liên quan tới kích thước của mỗi cây nến. Nếu biểu đồ là hình dạng cây nến theo ngày, thì mỗi cây nến đại diện cho khoảng dao động trong ngày.

Trong giai đoạn giảm ban đầu, khoảng dao động sẽ tham gia, chỉ ra đà giảm rất mạnh. Để đảo ngược xu thế đó, bạn phải thấy được khoảng dao động, mà trong đó xu thế tăng lên cao và nảy bật lên. Việc thiếu khoảng dao động trong xu hướng tăng là dấu hiệu của một cú nẩy yếu – và giá chịu rủi ro điều chỉnh hơn nữa.

Đo lường khoảng dao động khá đơn giản. Hãy thêm vào một chỉ báo trên biểu đồ gọi là “Khoảng Biên Độ Trung Bình.”  Đặt tham số đầu vào là “1”. Chỉ báo này sẽ đặt một ô cửa sổ với đường ở đáy biểu đồ cung cấp khoảng đo lường cho nến chu kỳ trước.

Nếu nhịp tăng xảy ra sau giai đoạn giảm ban đầu mà chỉ báo vẫn đứng yên hay trở nên nhỏ hơn, thì nó cho biết không có khoảng dao động nào tham gia.

Thêm vào đó, thị trường sẽ trải qua đà tăng yếu được nhận biết bằng Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI). Rất nhiều người giao dịch hay nhà đầu tư sử dụng chỉ báo RSI để đọc quá mua, quá bán và xác định giá đảo chiều. 

Ví dụ, nếu RSI khó vượt lên đường trung tâm 50, nó cho thấy thị trường do dự và chưa phục hồi. Không có đà trong thị trường, RSI sẽ nằm dưới 50.

Cuối cùng, dấu hiệu đặc biệt của bẫy tăng giá là khi giá nằm dưới đáy/chu kỳ giảm cũ. Phân tích kỹ thuật truyền thống sẽ đánh giá hoạt động của giá trong trạng thái đỉnh và đáy cũ.

Thủng đáy cũ tiếp tục tạo ra hàng loạt đỉnh và đáy mới thấp hơn, đó là định nghĩa của xu thế giảm.

Khi bẫy tăng giá được duy trì, giá có xu hướng điều chỉnh giảm xuống nhanh chóng. Trong ví dụ về Bitcoin ở trên, mô hình bẫy tăng giá cho thấy giá sập 42% trong 5 ngày.

Ví Dụ Bẫy Tăng Giá Phổ Biến

Thị trường crypto thường bẫy hầu hết người giao dịch mua quá sớm. Hãy xem qua vài ví dụ cho thấy bẫy tăng giá khiến giá Bitcoin và Ethereum sụp đổ nhanh và lớn thế nào.

Sau khi lên đỉnh vào ngày 13/2/2020, giá Bitcoin bắt đầu điều chỉnh xuống và mất đi 20% giá trị (điểm số 1 trong hình trên). Sau đó người giao dịch thấy cú nảy diễn ra và Bitcoin phục hồi một phần mất mát (điểm 2).

Tuy nhiên, chỉ số kỹ thuật trên biểu đồ minh họa việc nảy lên có thể là một cú phục hồi giả. Giá nằm dưới đường kháng cự (điểm 3) và rất khó vượt lên ngưỡng kháng cự nằm ngang (điểm 4). Hơn nữa, việc phục hồi chưa có khoảng dao động (điểm 5). Cuối cùng, chỉ báo RSI không thể vượt qua đường trung bình 50.

Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy đã tạo ra đáy cho Bitcoin. Kết quả là, Bicoin có nguy cơ tạo bẫy tăng giá.

Không ngoài dự đoán, Bitcoin đảo chiều và rơi khỏi đáy cũ chỉ hai ngày sau đó. Việc phá vỡ đáy cũ dẫn tới sụp đổ 58% về giá trong vòng 5 ngày tiếp theo.

Bitcoin không phải tiền điện tử duy nhất có thể tạo ra bẫy tăng giá. Bẫy tăng giá xuất hiện trên biểu đồ giá 4-giờ của Ethereum cũng theo cách đó, ngay trước khi nó sụp đổ vào ngày 19/5/2021.

Ethereum bước vào xu thế giảm liên tục 29% từ ngày 12/5 tới ngày 16/5 (điểm 7). ETHUSD bắt đầu tỏ ra hồi phục (điểm 8), nhưng biểu đồ kỹ thuật không nói lên điều đó.

Đầu tiên, Ethereum không phá vỡ xu thế giảm, khi mà giá vẫn nằm dưới đường xu thế (điểm 9). Thứ hai, ETHUSD thậm chí còn không vượt được đường kháng cự nằm ngang (điểm 10).

Hơn nữa, thị trường cho thấy khoảng dao động thu hẹp (điểm 11), điều này đối lập với một nhịp tăng khỏe mạnh. Cuối cùng, RSI không thể vượt qua 50 (điểm 12), gợi ý nhịp tăng này có thể là cú phục hồi giả.

Ethereum rốt cục đã chứng minh đây là mô hình bẫy tăng giá, khi giá rơi xuống mức kiểm định lại đáy cũ ở $3.124. Sau khi kiểm định thất bại, giá sụp đổ 40% trong thời gian ngắn - ở trường hợp này, chỉ là vài tiếng.

Cách Giao Dịch Tại Bẫy Tăng Giá

Trong bẫy tăng giá, xu thế vẫn giảm, nhưng người giao dịch crypto lại vẫn mua vào. Rủi ro với những người giao dịch này nằm ở chỗ giao dịch không theo xu thế.

Nhưng thực tế là một xu thế có thể kéo dài lâu hơn dự tính. Cách tốt nhất để giao dịch theo xu thế là lọc các giao dịch của bạn theo hướng của một xu thế lớn hơn. Ví dụ, trong mô hình bẫy tăng giá, xu thế vẫn là đi xuống; bạn cần phải lọc các tín hiệu. Như thế, bạn đang tham gia giao dịch bán.

Vì vậy, xác định các ngưỡng kháng cự mà bạn có thể khởi động vị thế bán là rất quan trọng. Nếu thị trường nảy lên cao hơn và chứng kiến các dấu hiệu bẫy tăng giá đã mô tả lúc trước, thì bạn đang có một xu hướng giảm mạnh mẽ.

Ngoài ra, xác định các đáy cũ trên biểu đồ, và đặt lệnh dừng bán khi xuất hiện tăng giá. Sử dụng lệnh bán phân tầng làm lợi thế của bạn, và điều chỉnh các giao dịch theo hướng của xu thế lớn hơn, đó là xu thế giảm.

Cuối cùng, hãy nhớ kết hợp các kỹ thuật quản lý rủi ro,  như là thực hiện lệnh cắt lỗ. Nếu giao dịch không hiệu quả, lệnh cắt lỗ sẽ ngăn một khoản lỗ nhỏ trở thành một khoản lỗ to.

Nói chung, cách tốt nhất để giao dịch trong mô hình bẫy tăng giá là đi theo xu thế giảm đang thịnh và tìm cơ hội bán, hơn là các cơ hội mua vào.

Nhận Thưởng Để Giao Dịch BTCUSD Trên Bybit

Làm Sao Để Tránh Bẫy Tăng Giá

Sẽ có những lúc bạn hoài nghi một cú nảy tăng giá nhưng không chắc đó có thực sự là một cú bật lên – hay là nó đang tạo mô hình bẫy tăng giá. Chúng ta không bao giờ biết trước tương lai, cho tới khi có đủ bằng chứng rằng việc tăng giá có vẻ có đà phía sau.

Luôn Kiểm Tra Khối Lượng Giao Dịch

Một trong những cách tốt nhất để tránh bẫy tăng giá hoặc bẫy giảm giá là kiểm tra khối lượng giao dịch. Liệu có bất kỳ thay đổi nào tới giá trị tài sản mà khối lượng vẫn không đổi, nó có thể là tín hiệu bẫy đang đến.

Chờ Đợi Chỉ Báo Xác Nhận Tín Hiệu

Một cách khác để tránh bẫy tăng giá là đợi các chỉ báo để cung cấp đủ bằng chứng rằng mô hình có vẻ không hình thành.

Giá có phá vỡ đường xu thế kháng cự và vượt lên trên ngưỡng kháng cự nằm ngang? Nếu các ngưỡng kháng cự này bị phá vỡ, thì nó đã an toàn để mua.

Bạn có thấy khoảng dao động trong chỉ báo khoảng biên độ trung bình (ATR)? Không phải cây nến nào cũng sẽ dài, nhưng bạn muốn thấy cây nến tăng dài hơn cây nến giảm trước khi mua vào.

Ngoài ra, RSI có dao động trên mức 50? Nếu có, đó là bằng chứng xu thế đã có đà tăng.

Vào Tháng Tư 2021, Ethereum cho thấy các tín hiệu kỹ thuật gợi ý có khả năng nhỏ xảy ra bẫy giảm giá. Như hình vẽ trên, Ethereum đã tránh bẫy tăng giá và kết thúc với một cú đột phá, tăng 83% giá trị.

Kiên nhẫn chờ đợi các chỉ báo phát ra tín hiệu tích cực không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu không xuất hiện, thị trường crypto vẫn còn rủi ro rơi xuống sâu hơn – tức là tài khoản giao dịch của bạn sẽ lỗ.

Kết Luận

Mô hình bẫy tăng giá thường xảy ra trong thị trường crypto, nó là tín hiệu phá vỡ giả rằng đà tăng đang đến. Thực tế, xu thế đang giảm xuống, và thị trường tiếp tục tìm kiếm mức giá rẻ hơn.

Cách tốt nhất để tránh bẫy là chờ các chỉ báo kỹ thuật cho thấy tín hiệu xu thế tăng đang đến, nghĩa là kiên nhẫn chờ đợi. Đừng mong chờ thị trường sẽ phản ứng theo cách bạn dự kiến mà không có các chỉ báo đảm bảo xác nhận. Hãy luôn chắc chắn – và nhớ rằng bạn tự chịu trách nhiệm về giao dịch của mình.