Topics Options

Quyền Chọn Bán Crypto Là Gì?

Bắt Đầu
Options
May 30, 2022

Thị trường tài chính đã xôn xao hoạt động từ thế kỷ 17. Dù đây là nơi tuyệt vời để kiếm lời, nhưng rủi ro thua lỗ cũng rất thực tế. Có nhiều loại tài sản để giao dịch: Trong số đó, quyền chọn được coi là một khoản đầu tư có rủi ro tương đối thấp. Theo truyền thống, ta thường giao dịch quyền chọn cổ phiếu, nhưng thật khó để bỏ qua quyền chọn crypto do sự bùng nổ của tiền điện tử trong vài năm qua.

Dù các quyền chọn có thể gắn với bất kỳ tài sản nào (ví dụ như cổ phiếu hoặc trái phiếu), các quyền chọn crypto ràng buộc cụ thể với hiệu suất của tài sản crypto. Do đó, một nhà giao dịch không cần sở hữu một tài sản trước khi mua hoặc bán quyền chọn cho tài sản đó. Với quyền chọn crypto, các nhà đầu tư ở bất cứ quy mô danh mục đầu tư nào đều có thể tham gia thị trường crypto và gặt hái lợi ích từ đó.

Quyền Chọn Crypto Là Gì?

Quyền chọn crypto là các sản phẩm phái sinh tài chính trao cho nhà giao dịch quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán tài sản cơ sở ở một mức giá cụ thể hoặc giá thực hiện sau khi trả phí quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn thường kéo dài trong một khoảng thời gian cụ thể, trong khoảng thời gian đó quyền chọn phải được thực hiện. Hợp đồng này hết hiệu lực vào một ngày cụ thể, được gọi là ngày đáo hạn.

Giao dịch quyền chọn crypto là một cách để người nắm giữ quyền chọn tham gia thị trường crypto mà không nhất thiết phải sở hữu chính loại crypto đó. Quyền chọn crypto không chỉ rẻ hơn tài sản cơ sở tương ứng mà còn được coi là ít rủi ro hơn. Mức độ rủi ro thấp và tiềm năng đòn bẩy cao được cho là những điểm thu hút lớn nhất đối với các nhà giao dịch bán lẻ.

Ngoài việc cung cấp cho các nhà giao dịch một phương thức để dự đoán hoặc suy đoán giá trị tài chính hoặc biến động giá của tài sản trên thị trường, quyền chọn còn được các nhà đầu tư doanh nghiệp sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Vì tiền điện tử là một loại tài sản dễ biến động, quyền chọn crypto trở thành một lựa chọn thay thế phổ biến cho các nhà đầu tư muốn tham gia không gian crypto.

Quyền Chọn Bán Crypto Là Gì?

Quyền chọn bán crypto là các hợp đồng trao cho người mua quyền chọn quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) bán một lượng tài sản cơ sở cụ thể với mức giá xác định trước trong một khung thời gian cụ thể. Giá xác định trước được gọi là giá thực hiện.

“Thời gian đáo hạn” đề cập đến khung thời gian mà hợp đồng quyền chọn vẫn có giá trị. Khi đã qua thời gian đáo hạn, quyền chọn bán sẽ mất toàn bộ giá trị.

Các tài sản cơ sở khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số và hợp đồng tương lai có thể được giao dịch bằng cách sử dụng quyền chọn bán, qua đó người bán xác định cách thức thực hiện hợp đồng. Người mua quyền chọn phải trả cho người bán một khoản phí cụ thể theo tỷ lệ để mua hợp đồng. Phí này được gọi là phí quyền chọn.

Mỗi quyền chọn crypto được gọi là hợp đồng, đại diện cho một trong những tài sản cơ sở giống nhau. Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn crypto trên BTC sẽ giống như kiểm soát 1 token BTC. Bạn không cần sở hữu tiền điện tử cơ sở để mua hoặc bán quyền chọn bán. 

Quyền chọn bán crypto - ngược lại với quyền chọn mua crypto - trao cho người dùng quyền bán cổ phiếu cơ sở với giá thực hiện trước khi đến ngày đáo hạn. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn bán bao gồm (nhưng không giới hạn ở) sự biến động của thị trường crypto, lãi suất, hao mòn thời gian và mức giá thực hiện hoặc giá cụ thể.

Nói chung, giá trị của một quyền chọn bán tăng lên khi giá của tài sản cơ sở giảm xuống.

Cách Hoạt Động Của Quyền Chọn Bán Crypto

Một phần giá trị của quyền chọn bán crypto gắn liền với tình trạng giảm giá cổ phiếu cơ sở. Điều này có nghĩa là giá trị của một quyền chọn bán tăng lên khi giá của tài sản cơ sở giảm. Một quyền chọn bán bắt đầu mất giá trị khi giá tài sản mà nó ràng buộc tăng lên. Sau đó, các quyền chọn bán được sử dụng để phòng ngừa rủi ro hoặc dự đoán tình trạng xuống giá của các tài sản cụ thể.

Khái niệm về quyền chọn bán được bảo vệ được các nhà giao dịch quyền chọn bán sử dụng như một chiến lược quản lý rủi ro. Chức năng chính của quyền chọn bán được bảo vệ là đảm bảo rằng giá của một tài sản cụ thể không giảm xuống dưới một mức đã định. Bạn có thể quyết định bán hoặc mua một quyền chọn bán và giao dịch được thực hiện trên một sàn giao dịch tiền điện tử.

Khi mua quyền chọn bán, người mua dự đoán rằng giá trị của tài sản sẽ giảm xuống trong một khung thời gian cụ thể trước ngày đáo hạn. Khi bán quyền chọn bán, người bán suy đoán rằng giá trị tài sản sẽ tăng hoặc không thay đổi trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, hoặc trước khi quyền chọn đáo hạn.

Nếu giá thị trường thay đổi theo hướng có lợi cho người nắm giữ quyền chọn, họ có thể quyết định thực hiện thỏa thuận bằng cách bán tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện (hoặc ấn định). Về cơ bản, có thể chia quyền chọn thành hai loại: Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Âu

Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người nắm giữ thực hiện quyền chọn vào hoặc trước ngày đáo hạn, còn quyền chọn kiểu Âu chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn. Nếu giá thị trường không đổi hoặc tăng lên, người bán quyền chọn sẽ được người mua trả phí quyền chọn.

Một quyền chọn bán được cho là OTM (out of the money) nếu không có giá trị nội tại khi đáo hạn. Mặt khác, quyền chọn được cho là ITM (in the money) nếu vẫn còn giá trị nội tại khi đáo hạn.

Quyền Chọn Mua Crypto so với Quyền Chọn Bán Crypto

Ngược với quyền chọn bán, loại quyền chọn chính còn lại là quyền chọn mua. Quyền chọn mua sẽ tăng giá trị khi giá tài sản tăng. Quyền chọn mua trái ngược với quyền chọn bán, nhưng cả hai loại đều mang lại cho người nắm giữ cơ hội kiếm lợi nhuận cao hơn nhiều so với khoản đầu tư.

Quyền chọn bán được hưởng lợi từ sự giảm giá thị trường còn quyền chọn mua được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị thị trường của tài sản.

Bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán giúp thu về phí quyền chọn. Trong trường hợp thị trường crypto diễn biến không thuận lợi, người bán sẽ chịu mọi rủi ro liên quan.

Ví dụ về Quyền Chọn Bán Crypto

Giả sử Sandra, một nhà đầu tư, quyết định mua quyền chọn bán Bitcoin như một hình thức bảo hiểm cho vị thế của mình với Bitcoin. Sau một thời gian, Sandra suy đoán rằng thị trường giá xuống đang đến gần và cô chưa sẵn sàng để mất hơn 10% vị thế mua của mình với Bitcoin. 

Giả sử Bitcoin hiện đang giao dịch ở mức $30.000 mỗi coin và Sandra mua một quyền chọn bán cho phép cô có quyền bán với giá $27.000 trong vòng 2 năm tới.

Nếu trong vòng 6 tháng, mức lỗ 20% (500 điểm) được ghi nhận, Sandra sẽ thu hồi được 250 điểm một cách đơn giản nhờ việc có thể bán với giá $27.000, thay vì giá thị trường hiện tại là $24.000, tức là chỉ lỗ 10%. Ngay cả khi thị trường giảm mạnh xuống $0, Sandra vẫn sẽ chỉ ghi nhận mức lỗ 10%.

Ngược lại, nếu thị trường không giảm trong khung thời gian này, Sandra có thể quyết định để cho quyền chọn bán đó đáo hạn. Nếu làm vậy, cô sẽ chỉ mất phí quyền chọn.

Mua và Bán Quyền Chọn Bán: Chiếc Lược và Ví Dụ

Mua Quyền Chọn Bán

Đây là một chiến lược phổ biến được các nhà giao dịch sử dụng. Ở đây, nhà giao dịch mua một quyền chọn mua “đánh lên” với hy vọng rằng giá thị trường sẽ giảm xuống dưới mức giá thực hiện khi đáo hạn. Lợi ích của chiến lược này là trong trường hợp giá giảm mạnh, nhà giao dịch có thể thu về gấp nhiều lần số vốn đầu tư ban đầu.

Ví dụ

Cổ phiếu Q được giao dịch với giá $30 cho mỗi cổ phiếu, với giá thực tế là $30 với 4 tháng nữa là hết hạn. Phí quyền chọn là $1 cho mỗi cổ phiếu.

Nếu, khi hết hạn, giá cổ phiếu là $29, thì giao dịch thỏa thuận sẽ hòa vốn. Nếu nó nằm trong khoảng từ $29 đến $30, một khoản lỗ ròng được ghi nhận, vì chỉ một phần phí quyền chọn của quyền chọn được thu hồi.

Nếu cổ phiếu giảm xuống dưới $29, nhà giao dịch thu được $100 cho mỗi cổ phiếu họ sở hữu. Giá càng thấp, nhà giao dịch ghi nhận mức tăng càng cao. Nếu cổ phiếu tăng trên $30, giao dịch bán sẽ không có giá trị và nhà giao dịch sẽ mất phí quyền chọn là $100.

Bán Quyền Chọn Bán

Điều này chỉ đơn giản là ngược lại với mua quyền chọn bán. Ở đây, nhà giao dịch bán một quyền chọn mua “đánh xuống” với hy vọng rằng giá tài sản sẽ tăng lên trên giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn. Người bán quyền chọn bán kiếm được phí quyền chọn khi bán quyền chọn bán. Phí bảo hiểm này là phần thưởng cao nhất có thể nhận được khi giao dịch bán khống. Nếu giá tài sản giảm xuống dưới giá thực hiện, nhà giao dịch có nghĩa vụ mua lại với giá thực hiện.

Ví dụ

Nếu cổ phiếu A đang giao dịch ở mức $40 một cổ phiếu, với giá thực tế cũng là $40 với 5 tháng nữa là ngày hết hạn. Phí quyền chọn là $1 cho mỗi cổ phiếu.

Nếu, khi hết hạn, giá cổ phiếu dưới $39, thì giao dịch bán phải trả $100 cho mỗi đô la thua lỗ. Giá cổ phiếu càng thấp, nhà giao dịch phải gánh chịu tổn thất càng lớn. Nếu giá cổ phiếu tăng trên $40, người bán kiếm được toàn bộ phí quyền chọn. Nếu giá thị trường rơi vào khoảng $39 đến $40, người bán chỉ kiếm được một phần phí quyền chọn.

Quyền Chọn Bán Kết Hợp

Đây chỉ đơn giản là sản phẩm nâng cấp của mua quyền chọn bán. Trong trường hợp này, nhà giao dịch mua cả tài sản cơ sở và quyền chọn bán. Đây là một kỹ thuật phòng ngừa rủi ro. Nhà giao dịch kỳ vọng giá tài sản sẽ tăng cao, nhưng vẫn muốn có một hình thức bảo hiểm trong trường hợp giá cổ phiếu giảm. Nếu giá cổ phiếu thực sự giảm, việc mua quyền chọn bán sẽ bù đắp khoản lỗ phát sinh.

Ví dụ

Cổ phiếu P được giao dịch với giá $30 mỗi cổ phần, với giá thực hiện là $30 và 6 tháng nữa là đáo hạn, đồng thời có tổng phí quyền chọn là $100. Vậy, nhà giao dịch mua 100 cổ phần P với tổng số tiền là $3.000 và một quyền chọn bán với giá $100.

Nếu, khi đáo hạn, giá cổ phần đó là $29 hoặc $30, quyền chọn bán sẽ hòa vốn, dẫn đến lỗ ròng, vì chỉ một phần phí quyền chọn sẽ được thu hồi. Nếu giá cổ phần giảm xuống dưới $30, việc mua quyền chọn bán sẽ bù đắp khoản lỗ sao cho hòa vốn. Nếu giá cổ phần tăng lên trên $31, lãi ròng sẽ tăng thêm $100 cho mỗi mức tăng giá tương ứng, dù quyền chọn bán trở nên vô giá trị và nhà giao dịch mất phí quyền chọn đã chi trả.

Đầu Cơ Giá Lên Bằng Quyền Chọn Bán

Chiến lược này rất phổ biến trong giao dịch quyền chọn. Chiến lược này thường được sử dụng khi nhà giao dịch quyền chọn mua hoặc người bán quyền chọn mua suy đoán về khả năng tăng giá trong tương lai của một tài sản cơ sở.

Mấu chốt để sử dụng chiến lược này là bán cao hơn và mua thấp hơn. Nói một cách đơn giản, bạn bán một quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn, sau đó mua một quyền chọn khác với giá thực hiện thấp hơn. Tuy nhiên, cả hai quyền chọn phải có cùng ngày đáo hạn. 

Dù rủi ro liên quan ở đây rơi vào mức tối thiểu, nhưng vẫn tồn tại. Nếu, khi đáo hạn, giá tài sản di chuyển xuống dưới mức giá thực hiện, một khoản lỗ sẽ được ghi nhận vì cả hai quyền chọn bán sẽ là ITM.

Ví dụ 

Ví dụ: một nhà đầu tư doanh nghiệp đoán rằng giá Bitcoin - đang được bán với giá $20.000 cho mỗi token chẳng hạn - sẽ tăng trong vòng một tháng.

Nhà đầu tư này có thể bán một quyền chọn bán với phí quyền chọn là $3.000, giá thực hiện là $25.000, đáo hạn sau một tháng, đồng thời mua một quyền chọn bán khác với phí quyền chọn là $1.000, giá thực hiện là $22.000, ấn định là sẽ đáo hạn sau một tháng.

Theo ví dụ này, nhà đầu tư thu được lãi ròng là $2.000. Lãi ròng được tính bằng chênh lệch giữa hai khoản phí quyền chọn được trả cho hai quyền chọn ($3.000 - $1.000 = $2.000). 

Ngược lại, nếu giá Bitcoin rơi vào khoảng giá thực hiện từ $20.000 đến $25.000 cho mỗi token vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư doanh nghiệp sẽ ghi nhận một khoản lỗ. 

Giá cuối cùng có ảnh hưởng đến giá trị của khoản đầu tư. Sau đây là các tình huống khác nhau có thể xảy ra (giới hạn ở mức lỗ $3.000 và mức lãi $2.000.)

$20.000 = −$3.000

$21.000 = −$2.000

$22.000 = −$1.000

$23.000 = $0

$24.000 = $1.000

$25.000 = $2.000

Đầu Cơ Giá Xuống Bằng Quyền Chọn Bán

Chênh lệch giá giảm được áp dụng khi nhà đầu tư dự đoán giá tài sản giảm.

Chiến lược này nhằm mục đích giảm chi phí và rủi ro, đồng thời đảm bảo rằng nhà đầu tư tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Để sử dụng chiến lược này, trước tiên nhà đầu tư mua một “mua quyền chọn bán”, sau đó họ mua một “bán quyền chọn mua" với mức giá thực tế thấp hơn. Để điều này hoạt động, cả hai quyền chọn phải được liên kết với cùng một tài sản cơ bản và có cùng ngày hết hạn.

Ví dụ

Ví dụ: cổ phiếu Q đang giao dịch quanh mức $350 và được mua với giá cao hơn $3 đô la, với tổng chi phí là $300 (100 x $3  = $300). Một nhà giao dịch có thể mua nó trong khi cũng bán một quyền chọn bán khác với giá $330 với phí quyền chọn $1, với tổng chi phí là $100 (100 x $1 = $100). Tuy nhiên, hai quyền chọn phải được thực hiện đồng thời.

Quyền chọn được tính theo chênh lệch. Chênh lệch ghi nợ ròng là $2 (chênh lệch giá giữa các quyền chọn, $3 - $1 = $2). Khoản lỗ cao nhất có thể phải chịu là phí quyền chọn $200 (tức là $300 - $100 = $200).

Bằng cách mua một quyền chọn bán và bán một quyền chọn khác, nhà giao dịch chi $200 thay vì $300 (từ việc mua một quyền chọn bán $350). Tuy nhiên, tiềm năng lợi nhuận bị giới hạn ở [($350 - $330) x 100] - $200 = $1.800.

Tôi Nên Mua Quyền Chọn Bán In-the-Money (ITM) hay Out-of-the-Money (OTM)?

Quyết định mua quyền chọn bán in-the-money (ITM) hay out-of-the-money (OTM) hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư cụ thể, mức vốn hiện có, khả năng chịu rủi ro và lãi suất. Giá quyền chọn bán ITM cao hơn giá quyền chọn bán OTM. Điều này là do quyền chọn bán ITM có rất nhiều giá trị nội tại và trao cho các nhà giao dịch quyền chọn quyền bán tài sản cơ sở với giá cao hơn. Tuy nhiên, chi phí thấp hơn của quyền chọn bán out-of-the-money đến từ thực tế là các quyền chọn này có khả năng ít sinh lời hơn khi đáo hạn.

Giao Dịch Quyền Chọn Bán Crypto Khác Giao Dịch Quyền Chọn Bán Truyền Thống Như Thế Nào?

Giao dịch quyền chọn bán truyền thống yêu cầu nhà giao dịch sở hữu cổ phiếu hoặc tài sản cơ sở sẽ được bán. Ngược lại, trong giao dịch quyền chọn bán crypto, nhà giao dịch quyền chọn không bắt buộc phải sở hữu tài sản cụ thể trước khi có thể bán hoặc mua quyền chọn.

Quyền chọn truyền thống yêu cầu người nắm giữ phải có fund giao dịch tối thiểu, thường ở mức cao: Fund càng cao, vị thế nắm giữ càng cao. Tuy nhiên, với giao dịch quyền chọn bán crypto, người nắm giữ quyền chọn có thể có được các vị thế đòn bẩy cao hơn với số vốn nhỏ. 

Lựa Chọn Thay Thế Cho Quyền Chọn Bán Crypto

Người mua quyền chọn bán không bắt buộc phải nắm giữ một quyền chọn bán cho đến khi đáo hạn. Khi những thay đổi về giá của tài sản cơ sở được ghi nhận, phí quyền chọn cũng sẽ được điều chỉnh để phản ánh thực tế thay đổi hiện tại của giá. Người mua quyền chọn có thể quyết định bán bớt quyền chọn trên thị trường quyền chọn. Điều này được thực hiện nhằm mục đích kiếm lời hoặc giảm lỗ. Kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào sự thay đổi giá được ghi nhận từ thời điểm mua ban đầu.

Tương tự, người bán quyền chọn có thể thực hiện hành động hệt như vậy. Nếu tài sản ghi nhận mức giá cao hơn giá thực hiện, họ có thể quyết định để cho quyền chọn đáo hạn. Làm vậy sẽ đảm bảo rằng họ giữ được toàn bộ phí quyền chọn. Mặt khác, nếu tài sản cơ sở không thành công và giá xuống thấp hơn mức giá thực hiện, người nắm giữ có thể quyết định thoát vị thế bằng cách mua lại quyền chọn để tránh lỗ. Lãi hoặc lỗ được tính bằng chênh lệch giữa phí quyền chọn nhận được và phí quyền chọn đã trả để thoát vị thế.

Mua Quyền Chọn Bán Crypto

Quyền chọn crypto là sản phẩm phái sinh có thể được giao dịch trên Bybit. Kể từ thời điểm viết bài này (ngày 27/5/2022), quyền chọn BTC đã có mặt trên nền tảng. Hãy thực hiện các bước sau đây để bắt đầu.

Bước 1

Truy cập trang web chính thức của Bybit và chọn Quyền Chọn USDC → Phái Sinh.

Nguồn: Bybit

Bước 2

Chọn ngày đáo hạn mong muốn hoặc hiển thị tất cả các ngày đáo hạn cùng một lúc, sau đó chọn một ngày.

Nguồn: Bybit

Bước 3

Chọn loại quyền chọn bạn muốn mua (trong trường hợp này là Quyền Chọn Bán.)

Nguồn: Bybit

Bước 4

Xem xét chi tiết của các quyền chọn và chọn quyền chọn bạn muốn mua, theo giá hoặc hành động (mua hoặc bán).

Nguồn: Bybit

Bước 5

Chọn Đặt Lệnh để hiển thị một tab xác nhận.

Nguồn: Bybit

Bước 6

Đảm bảo rằng thông tin đã nhập là chính xác và nhấp vào Xác Nhận.

Nguồn: Bybit

Kết Luận

Thị trường quyền chọn crypto là một thị trường thú vị, mang đến một con đường có rủi ro thấp hơn để kiếm lời từ một số tài sản nhất định. Dù các quyền chọn có thể kèm theo rủi ro, nhưng việc nghiên cứu thị trường một cách thích hợp và sử dụng các chiến lược phù hợp chắc chắn sẽ làm giảm/giảm thiểu đáng kể rủi ro liên quan. Trong tương lai gần, khi tiền điện tử tiếp tục thu hút sự chú ý trên quy mô toàn cầu, dự kiến sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch quyền chọn.

Đăng Ký Bybit Và Giao Dịch Quyền Chọn Bán Crypto