Phí Gas NFT: Thuật Ngữ Này Là Gì Và Làm Thế Nào Để Tính Toán Nó
Mối quan tâm về token không thể thay thế (NFT)và sưu tầm crypto đã chạm đến đỉnh điểm sau việc bán một bức ảnh kĩ thuật số có tựa đề “Everydays: The First 5000 Days” tại Christie’s, một nơi đấu giá nổi tiếng với kỉ lục được ghi nhận là $69,3 triệu. NFT được tạo ra bởi Mike Winkelmann, ông là một nghệ sĩ vẽ kỹ thuật số nổi tiếng còn được biết đến với tên gọi Beeple, người đã tạo ra kỉ lục cho tác phẩm sử dụng hoàn toàn kĩ thuật số và trở thành tác phẩm đắt thứ 3 được bán tại buổi đấu giá bởi một nghệ sĩ.
Mức độ phổ biến của NFT đã thu hút nhiều nhóm các nhà sáng tạo và nghệ sĩ, những người xem công nghệ dựa trên nền tảng chuỗi blockchain là phương tiện để kiếm tiền từ tài năng của họ. Và tất nhiên, thị trường NFT nhanh chóng trở nên thịnh vượng và hàng nghìn file kĩ thuật số được trao đổi qua tay hàng ngày. Tuy nhiên, việc mua, bán và chuyển nhượng NFT thường đi kèm với một loại phí giao dịch, hay còn được biết đến với tên gọi phí gas.
Nếu như bạn có nhu cầu giao dịch NFT, bạn sẽ tự hỏi phí gas NFT là gì và tại sao chúng lại cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu phí gas NFT hoạt động thế nào, tại sao những chi phí ấy lại được yêu cầu và làm thế nào để tính toán những chi phí đó.
Phí Gas Là Gì?
Phí gaslà chi phí mà người dùng phải trả để giao dịch trên chuỗi blockchain Ethereum. Phí gas được dùng để trả cho các thợ đào cho việc họ đã tính toán và nguồn tài nguyên được dùng để xác thực các giao dịch và gộp chúng vào chuỗi blockchain. Nói theo cách khác thì phí gas phản ánh năng lượng tính toán yêu cầu để ghi lại một giao dịch trên mạng chuỗi blockchain Ethereum.
Phí gas được định giá bằng gwei, một phần nhỏ của Ether (ETH), và là token gốc trên mạng Ethereum. Một đơn vị gwei tương đương với một tỷ Ether nghĩa là 1 nanoether hoặc0,000000001 ETH.
Mức độ dao động của phí ga phụ thuộc vào sự phức tạp của một giao dịch và số lượng người giao dịch trên mạng. Thông thường, một giao dịch đòi hỏi nhiều khả năng tính toán sẽ có chi phí cao hơn. Tương tự, giao dịch vào những giờ cao điểm với nhiều người truy cập trên mạng Ethereum sẽ đòi hỏi phí nhiều hơn.
Phí gas có thể được so sánh với dịch vụ vận tải hàng hoá, nơi mà hàng hoá được coi là các giao dịch. Nếu hàng hoá vận chuyển từ điểm A đến B càng nặng thì chúng ta càng sử dụng nhiều nhiên liệu và khí đốt. Cùng lúc, nếu giao thông tắc nghẽn thì xe tải cũng sử dụng hết nhiên liệu để đi đến đến đích. Dịch vụ xe tải sẽ ưu tiên vận chuyển hàng hóa cho khách hàng mà trả cao hơn mức giá cơ sở.
Phí Gas Có Ý Nghĩa Gì Với Một Nghệ Sĩ?
Các nghệ sĩ và các nhà sáng tạo biết rằng việc thoả thuận NFT trên mạng Ethereum có thể đắt đỏ vì phí gas. Nhưng họ hiểu rằng phí gas NFT là cái giá phải trả để tạo ra, bán và mua NFT. Tất nhiên, nó có ảnh hưởng đáng kể đối với các nhà sáng tạo NFT và các nghệ sĩ. Vì vậy, phí gas có ý nghĩa gì đối với các nghệ sĩ?
Trái ngược lại với niềm tin phổ biến của nhiều người, NFT không phải lúc nào cũng bán với giá 6 con số. Hầu hết chúng được bán với mức giá phải chăng, chỉ với vài trăm đô la và nhiều khi chúng còn chẳng bán được. Hãy cân nhắc rằng bạn phải trả phí gas để tạo ra và bán NFT của chính bạn, bạn có thể mất tiền hơn là tạo ra lợi nhuận. Điều tồi tệ hơn là, nó không dễ để dự đoán rằng bạn sẽ phải trả bao nhiêu cho phí gas bởi vì giá cả luôn thay đổi.
Giá gas cao đồng nghĩa với việc các nghệ sĩ sẽ cảm thấy thách thức khi tạo ra lợi nhuận và làm thế nào để bán tác phẩm của họ một cách có lợi nhuận nhất. Để làm cho các tác phẩm của họ liên quan đến NFT có giá cả hợp lý hơn khi giá gas tăng đột biến, một vài nghệ sĩ có thể cố gắng giảm giá thành chung các tác phẩm của họ để bù đắp cho phí gas. Điều này mang lại một thách thức mới đó là người mua có thể nhận thấy tác phẩm có ít giá trị hơn bởi vì họ phải quyết định liệu rằng có đáng để bỏ ra một tỉ lệ phần trăm cao hơn trên tổng phí gas.
Giá gas không phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của tài sản kĩ thuật số, và trong một số trường hợp có thể cao hơn giá tài sản được rao bán. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho các nghệ sĩ mới cũng như những nghệ sĩ sắp ra mắt khi họ chưa có nhận diện thương hiệu của bản thân.
Về cơ bản, một nghệ sĩ ít nổi tiếng có thể gặp khó khăn khi bán tác phẩm của họ khi mà họ bán giá quá cao để thu hút những mức giá cao hơn.
Gas Được Sử Dụng Như Thế Nào Cho Việc Đúc Ra NFT?
Đúc NFT mô tả quá trình chuyển đổi những tệp kĩ thuật số sang những tài sản kĩ thuật số được lưu trữ trên chuỗi blockchain. Cũng như những giao dịch khác trên chuỗi blockchain Ethereum, đúc NFT yêu cầu việc tính toán sử dụng nhiều tài nguyên từ các thợ đào. Phí gas đã được hình thành như một cách để đền bù cho các thợ đào vì họ đã ghi lại các giao dịch của bạn trên chuỗi blockchain (và trong trường hợp này là đúc NFT).
Đối với nghệ sĩ, đúc NFT tương đối dễ dàng, giống như đăng tải một video lên YouTube. Mỗi khi bạn đã đăng tải file, bạn phải chấp thuận phí gas đến từ ví điện tử của bạn. Khi bạn trả phí, quá trình đúc sẽ bắt đầu.
Vì phí gas không trực tiếp liên quan đến giá trị của NFT nên người bán và người mua tác phẩm kĩ thuật số có thể bị mất tiền trên một giao dịch. Nói cách khác thì các chi phí của bạn có thể vượt quá những gì bạn nhận được hoặc trả cho NFT.
Tại Sao Đúc NFT Lại Đòi Hỏi Phí Gas?
Đúc là một hoạt động tạo ra một NFT trên một chuỗi blockchain. Bởi vì các chuỗi blockchain là các mạng phi tập trung không thuộc sở hữu của cơ quan trung ương nên chúng được duy trì bởi các thợ đào, những người đúc NFT. Những thợ đào sử dụng sức mạnh tính toán của họ và ngược lại họ kì vọng thù lao xứng đáng với thời gian và nguồn tài nguyên của họ.
Phí gas giúp chuỗi blockchain hoạt động bằng cách khuyến khích các thợ đào xác thực và thêm các giao dịch vào chuỗi blockchain. Vì họ được trả tiền nên các thợ đào sẽ cố gắng tạo ra nhiều phí gas, từ đó tăng cường tính bảo mật. Ưu đãi càng lớn đồng nghĩa với việc các thợ đào sẵn sàng mở rộng các nguồn tài nguyên xác thực để tăng tính bảo mật chuỗi blockchain. Điều này cũng tối ưu hoá tốc độ của giao dịch bởi vì sẽ có nhiều tài nguyên tính toán hơn cho hoạt động vận hành.
Chi Phí Để Đúc Một NFT?
Các chi phí để đúc một NFT gồm những loại sau:
Phí gas – cho việc giao dịch và lưu trữ NFT của bạn trên chuỗi blockchain
Phí tài khoản - được tính dựa trên thị trường NFT mà bạn đã lựa chọn để sử dụng
Phí niêm yết – một khoản phí cho danh sách niêm yết
Giá là khác nhau theo từng chuỗi blockchain. Thậm chí có sự khác biệt về giá giữa các giao dịch trên cùng một chuỗi blockchain. Những chi phí này phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm lượng dữ liệu đã sử dụng, tốc độ của giao dịch và thời gian trong ngày.
Chi phí để đúc một NFT khá đa dạng. Khi chuyển đổi sang tiền định danh, chi phí có thể dao động từ $1 đến $500 hoặc có thể nhiều hơn. Các nhà sáng tạo có thể chọn từ một vài thị trường NFT, với mỗi nền tảng lại có phí khác nhau.
Ethereum
Ethereum ngày càng trở nên đắt đỏ hơn trong những năm gần đây khi là nạn nhân của sự nổi tiếng do chính nó tạo ra. Trong khi, sức chứa của mạng có hạn nên càng có nhiều người sử dụng nền tảng thì mạng càng trở nên ách tắc. Bởi vì phí gas phụ thuộc vào cung và cầu nên các chi phí ngày càng leo thang.
Hiện tại, phí gas Ethereum được tạo nên từ một phí nền tảng và tip. Phí nền tảng được đốt hết và tiền típ được trả cho thợ đào.
Tổng phí giao dịch = Đơn vị Gas (Giới Hạn) x ( Phí cơ bản + Tip)
Với giới hạn gaslà 21.000, phí cơ bản cho 100 gwei và tip cho 20 gwei thì tổng chi phí là 2.520.000 gwei, hay 0.00252 ETH. Nó tương đương với khoảng $7,49 (khoảng $2.971,81 cho một ETH).
Đúc NFT trên hệ thống Ethereum có thể đắt đỏ. Phí gas đúc NFT dao động bởi vì nhu cầu trên mạng và tỷ giá hiện tại của ETH. Phí gas chạm đỉnh ở giai đoạn tỉ lệ cạnh tranh của người sử dụng cao để thêm vào các chuỗi khối. Bên cạnh phí gas, một vài thị trường NFT cũng yêu cầu một phần phí nhỏ cho hoạt động niêm yết và phí giao dịch là phần trăm chi phí của NFT được giao dịch.
Trong lịch sử, chi phí để đúc một NFT thậm chí đã lên tới $500 trên mỗi giao dịch.
Các nền tảng mua bán NFT như Rarible và OpenSea đưa ra cho các nghệ sĩ lựa chọn lazy minting, cho phép bạn thêm NFT của mình vào chuỗi blockchain cho đến khi nó được mua. Lazy minting giảm rào cản gia nhập hơn cho những người sáng tạo. Điều đó đặc biệt hữu ích cho những nghệ sĩ mới trong lĩnh vực, khi họ không biết tác phẩm của mình sẽ được bán như thế nào.
Khi sử dụng lazy minting, nghệ sĩ có thể hoãn lại việc chi trả cho đến khi bán được sản phẩm. Phí gas sẽ được trừ đi trong cùng giao dịch và người mua sẽ trả phí gas thay cho người bán hay còn gọi là người sáng tạo. Mặt khác, bạn có thể chọn đúc thông thường, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải trả phí gas bất cứ khi nào có người muốn mua token của bạn.
Không có lựa chọn lazy minting trên chuỗi blockchain Solana, nhưng phí gas thấp hơn rất nhiều so với phí của Ethereum.
Solana
Mặc dù Ethereum phổ biến nhất trong chuỗi blockchain nhưng nó không phải là cái duy nhất đúc và lưu trữ NFT. Chúng ta có những cái khác, bao gồm Polygon và Solana.
Solana đã phát triển và ngày càng phổ biến, thậm chí có thể lật đổ vị trí của Ethereumvà trở thành mạng chuỗi blockchain dẫn đầu. Hiện tại, nó là chuỗi blockchain lớn thứ 2 tính theo lượng người giao dịch, chỉ đứng sau Ethereum.
Không giống Ethereum, các chi phí ở Solana thường không tăng vì tắc nghẽn mạng. Các chi phí trên Solana thấp hơn nhiều so với Ethereum.
Các nhà sáng tạo phải trả phí mỗi ba giao dịch chuỗi blockchain khi đào NFT trên Solana. Có hai giao dịch được chấp thuận và một cái khác để niêm yết NFT. Mỗi giao dịch trên Solana có giá 0,00045 SOL, tương đương khoảng $0,04 vào đầu tháng 3/2022.
Phí Gas Có Ảnh Hưởng Đến Giá Của Một NFT Không?
Phí gas không phụ thuộc vào giá của một NFT. Giá của NFT liên quan đến nguồn cung và cầu, và phụ thuộc vào người mua sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho tài sản đó.
Đây là lí do tại sao một nghệ sĩ có thể mất tiền khi đúc NFT. Nếu phí gas cao và tác phẩm kỹ thuật số không được bán với giá tốt, họ có thể bị lỗ.
Gửi Và Bán Các NFT Cần Có Phí Gas
Có những phí liên quan đến việc bán NFT, bao gồm phí giao dịch và phí gas.
Những người bán mới thường không nhận thức được các chi phí, do đó thỉnh thoảng họ bị mất tiền. Chuyển NFT có thể sẽ rẻ hơn đúc NFs. Giá cả biến động theo thị trường, vì vậy bạn cần kiểm tra kĩ càng trước khi giao dịch. Hiện tại, OpenSea là người khởi xướng lớn nhất về phí gas.
Làm Thế Nào Để Xác Định Phí Gas
Phí gas thay đổi từng ngày. Thực tế phí gas được xác định bởi nguồn cung và cầu và được đặt ra bởi các thợ đào.
Phí gas bạn phải trả sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của giao dịch, giá cả của tiền điện tử và số lượng người giao dịch trên mạng.
Phí giao dịch tối thiểu là 21.000 GWEI. Vì một GWEI là một phần tỷ ETH, nên ít nhất bạn có thể phải trả là 0,0021 ETH. Hãy nhân 0,0021 ETH với tỷ giá hiện tại của ETH để ra được mức phí giao dịch tối thiểu.
Các smart contract và NFT có giá cao hơn mức tối thiểu là 21.000 GWEI. Đó là vì sự phức tạp của chúng và lượng năng lượng tính toán cần thiết để giao dịch. Các giao dịch NFT sẽ nhanh hơn khi bạn sẵn sàng trả phí gas cao hơn. Tuy nhiên khi mạng ách tắc, phí gas sẽ tăng lên khi người dùng cố gắng xúc tiến các giao dịch của họ.
Những người dùng tiết kiệm có thể đợi để giao dịch vào cuối tuần hoặc khi giao dịch ít hơn trong ngày để tiết kiệm phí gas. Một vài nền tảng sẽ cho phép bạn đặt ra giới hạn phí gas và sẽ tiến hành giao dịch khi chi phí đủ thấp. Nếu bạn có thể đợi trong một khoảng thời gian không xác định khi giá giảm xuống, đây có thể là cơ hội dành cho bạn.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tỷ giá hiện tại của phí gas trên internet bằng cách sử dụng công cụ theo dõi phí gas.
Thiết Lập Giới Hạn Gas
Giới hạn gas là giới hạn bạn đặt ra trên số lượng ether mà một giao dịch có thể tiêu thụ. Rủi ro bạn gặp phải khi đặt ra giới hạn này là giao dịch có thể bị từ chối. Đặt ra một giới hạn thấp có thể giúp bạn tiết kiệm tiền nếu giao dịch của bạn không vào các giờ cao điểm.
Nếu bạn thiết lập giới hạn gas cao hơn bạn cần, bạn sẽ được hoàn trả phần tiền thừa. Ngược lại, nếu bạn đặt ra giới hạn quá thấp, bạn có thể bị mất tiền nếu giao dịch thất bại. Bạn cũng phải đợi một thời gian dài trước khi thợ đào sẵn sàng tiến hành giao dịch của bạn.
Kết Luận
Thời gian gần đây NFT đã tăng vọt về mức độ phổ biến và mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sáng tạo và nghệ sĩ trong mảng kỹ thuật số. Công nghệ chuỗi blockchain cung cấp một thị trường mới nơi mà họ có thể thỏa sức giao dịch. Tuy nhiên, những thị trường này thường đi kèm với cái giá của nó, trừ khi các nghệ sĩ hiểu được chi phí đúc và bán, nếu không thì họ có thể bị mất tiền.
Các nghệ sĩ có thể đặt ra giới hạn gas hoặc giao dịch khi thị trường lắng xuống để tiết kiệm phí gas. Các nhà sáng tạo mới có thể tận dụng lựa chọn lazy minting để đúc và thanh toán khi NFT được bán. Những người biết các mánh khóe giao dịch có thể làm giảm chi phí của họ trên con đường phát triển trong chuỗi blockchain.