Topics Giao Dịch

RSI Là Gì Và Làm Thế Nào Để Áp Dụng Vào Giao Dịch Tiền Điện Tử?

Trung Cấp
Giao Dịch
Chỉ Số
8 juin 2022

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng cho biết tình huống mà một tài sản hoặc tiền điện tử trở nên mua quá mức hoặc bán quá mức. Nói một cách đơn giản, RSI là một chỉ báo dao động tính toán các dải cao và thấp giữa hai giá trị đối lập, đồng thời ước tính mức độ cũng như tốc độ biến đổi giá. 

Do thị trường chứng khoán và tiền điện tử luôn biến động, nên các chỉ báo kỹ thuật cung cấp hướng dẫn để vẽ đồ thị các điểm vào lệnh và thoát lệnh. Vì thế, RSI là một chỉ báo đáng tin cậy đối với các nhà giao dịch tiền điện tử.

Bằng cách sử dụng Stochastic RSI, một số nhà giao dịch cố gắng tìm hiểu thêm về mức độ nhạy cảm của thị trường. RSI là một chỉ báo kỹ thuật được hình thành bằng cách kết hợp công thức chỉ báo dao động stochastic và RSI, và nằm trong biên độ từ 0 đến 100. Bạn muốn biết phần quan trọng nhất? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

RSI Là Gì?

RSI lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1978 bởi J. Welles Wilder Jr. Thông thường, RSI đánh giá sự thay đổi giá tiền điện tử hoặc tài sản chứng khoán trong khung thời gian mặc định 14 kỳ. Tuy nhiên, có thể tăng hoặc giảm khung thời gian để phù hợp với thời gian đầu tư của nhà giao dịch. Khung thời gian này có thể được tính theo tuần, ngày, giờ, hoặc thậm chí là phút. 

Công thức tính RSI là như sau:

RSI = 100 − [100/(1 + RS)] 

RS = Mức Tăng Trung Bình/Mức Giảm Trung Bình

Mức Tăng Trung Bình = Tổng mức tăng trên mỗi kỳ/khung thời gian (ví dụ: 14)

Mức Giảm Trung Bình = Tổng mức giảm trên mỗi kỳ/khung thời gian

Quyền truy cập vào RSI cũng như việc tính toán các giá trị được các nền tảng giao dịch cung cấp tự động. Do đó, bạn không cần phải tính toán. Khi áp dụng vào giao dịch, biểu đồ đường RSI sẽ xuất hiện bên dưới biểu đồ thị trường của bạn.

Bạn có thể thêm RSI trên biểu đồ tại trang Giao Dịch của Bybit.

Thông thường, RSI được sử dụng để xác định các xu hướng chung của thị trường. Cách sử dụng chỉ số cơ bản nhất là mua và bán khi tài sản hoặc tiền điện tử lần lượt bán quá mức và mua quá mức.

Nói chung, tài sản bị mua quá mức khi giá trị RSI đạt mức từ 70% trở lên và bán quá mức khi giá trị đạt mức từ 30% trở xuống.

Khi tài sản bị mua quá mức, đó là tín hiệu rõ ràng về việc sắp xảy ra xu hướng giảm. Ngược lại là tín hiệu của xu hướng tăng khi tài sản bị bán quá mức. Trong trường hợp này, đà thoái lui của tài sản đã suy yếu và đang lấy đà để leo lên mức cao hơn.

RSI là nguồn chiến lược giao dịch theo xu hướng đa dạng. Khi RSI chạm hoặc vượt qua đường giữa, thì xảy ra một chiến lược giao dịch phổ biến khác là mua hoặc bán. Động thái này cho thấy sự khởi đầu của một xu hướng mới.

Khi RSI đạt mức trên 50, nghĩa là đang hình thành xu hướng tăng. Ngược lại là sự bắt đầu của xu hướng giảm khi đạt mức dưới 50.

Khi sử dụng chiến lược giao dịch chéo vượt đường trung bình, thông thường, các tỷ lệ 70/30, 50/50 hoặc 60/40 sẽ được các nhà giao dịch sử dụng làm mức kháng cự và mức hỗ trợ trong xu hướng tăng hoặc giảm. 

Khi gặp mức kháng cự, xu hướng có thể bị đảo chiều. Do đó, các nhà giao dịch nên chuẩn bị để có hành động cho phù hợp.

Phân Kỳ RSI Là Gì?

Ngoài mục đích sử dụng cơ bản, phân kỳ RSI còn đại diện cho chỉ báo thị trường được coi là tốt hơn. Hoạt động mua và bán dựa trên phân kỳ giúp bạn được an toàn hơn và hạn chế việc đọc sai tín hiệu. 

Phân kỳ RSI cho biết chỉ báo dao động không khớp với diễn biến giá hiện tại. Chỉ ra các vị thế giảm và tăng giá.

Tín hiệu phân kỳ tăng cho thấy hành động giá của mức đáy thấp hơn trên biểu đồ thị trường và mức đáy cao hơn tương phản trên RSI. Điều này có nghĩa là tài sản tiền điện tử hiện đang lấy đà cho một đợt phục hồi. Nhưng vì một số lý do, động thái này vẫn chưa rõ ràng trong diễn biến giá cả.

Mặt khác, phân kỳ giảm xảy ra khi biểu đồ nằm tại mức đáy cao hơn trong khi RSI nằm ở mức đỉnh cao hơn. Đây là chỉ báo cho thấy một đợt giảm giá trong thời gian tới.

RSI Cho Biết Điều Gì?

Xu hướng chính của tài sản đảm bảo các tín hiệu của chỉ báo được đọc chính xác. RSI cho biết điểm tiếp cận xu hướng tăng cũng như bắt đầu xu hướng giảm của tiền điện tử. Khác với thông tin chung rằng 70/30 cho thấy tài sản mua quá mức và bán quá mức, Constance “Connie” Brown, nhà phân tích thị trường, thúc đẩy một trường hợp khác.

Theo ông, tín hiệu bán quá mức trong xu hướng tăng rất có thể trên 30% và tín hiệu mua quá mức thường trên 70%. Do đó, RSI có thể đạt mức gần 50% thay vì 70% như thường lệ trong xu hướng giảm. Hầu hết các nhà giao dịch tham gia trên đường xu hướng ngang để cải thiện việc xác định các điểm cực trị.

Tuy nhiên, cách phù hợp để tránh các tín hiệu RSI sai là thông qua các tín hiệu giao dịch tương quan với xu hướng — ví dụ: sử dụng tín hiệu giảm và tăng cho tài sản đang trong xu hướng giảm và tăng tương ứng.

Hướng Dẫn Nhanh Việc Diễn Giải RSI

Để làm rõ, khi RSI đạt mức trên 30, đó là tín hiệu giao dịch tăng và ngược lại, là tín hiệu giảm nếu rớt xuống dưới 70. 

Vì vậy, khi RSI tăng lên trên 70, thì tiền điện tử đang bị mua quá mức và rất có thể đã sẵn sàng để đảo chiều xu hướng. Giá trị RSI đạt mức từ 30 trở xuống, cho thấy tín hiệu bán quá mức

Trong xu hướng tăng, RSI duy trì trên 30 và thường xuyên đạt đỉnh 70. Ngược lại, chỉ báo RSI lao xuống dưới 30 nhưng không bao giờ vượt quá 70 trong xu hướng giảm. Dựa trên hướng dẫn đơn giản này để xác định sức mạnh của xu hướng cũng như dự đoán những động thái đảo chiều sắp tới.

Ví dụ: nếu chỉ báo RSI không thể chạm mức 70 trong các đợt biến động giá khác nhau theo xu hướng tăng, nhưng rớt xuống dưới 30, nghĩa là xu hướng này đang suy yếu và có thể thoái lui xuống thấp hơn.

Ngược lại, không giống với xu hướng giảm. Nếu chỉ số này không rớt xuống mức 30 hoặc vượt trên 70, nghĩa là xu hướng đang suy yếu. Vì thế, có thể dừng đà tăng.

Khung Thời Gian

Khung thời gian mặc định của RSI là 14 kỳ vì khung thời gian này phù hợp với phần lớn nhà giao dịch (đặc biệt là các nhà giao dịch lướt sóng). Nhưng hầu hết các nhà giao dịch trong ngày thường thấy cần phải điều chỉnh để có chỉ báo dao động nhạy cảm hơn.

  • Các nhà giao dịch trong ngày ngắn hạn thích từ 9–11 kỳ

  • Các nhà giao dịch dài hạn thường thiết lập từ 20 –30 kỳ

Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào mức độ nhạy yêu cầu.

Từ Chối Đảo Chiều RSI trong Tiền Điện Tử

RSI mang lại cơ hội phát triển các kỹ thuật giao dịch khác nhau dựa trên các chỉ báo RSI. Từ chối đảo chiều là một trong số những kỹ thuật này, dựa trên việc RSI phản ứng với các tín hiệu mua quá mức hoặc bán quá mức. Từ chối đảo chiều được chia thành tăng và giảm, tương tự như phân kỳ.

 Từ chối đảo chiều tăng được phân loại thành bốn chuỗi diễn biến khác nhau:

  • RSI kích hoạt một tín hiệu được định giá quá cao

  • RSI phục hồi trở lại trên 30

  • RSI rơi vào đợt giảm sâu khác, mà không gặp rào cản bán quá mức

  • RSI vượt lên trên mức đỉnh gần đây

Kỹ thuật này tương tự như việc đưa một đường xu hướng ngang vào biểu đồ giá. Trong biểu đồ bên dưới, mô tả đồ họa về động thái từ chối đảo chiều tăng rất sinh động. Sau khi bị bán quá mức, RSI leo lên vượt 30% và chạm mức từ chối thấp. Động thái này kích hoạt tín hiệu sau khi đẩy lên cao hơn.

Động thái từ chối đảo chiều giảm tương tự như từ chối biến động tăng. Cũng bao gồm bốn phần chính:

  • RSI đạt đến vùng mua quá mức

  • RSI giảm trở lại xuống dưới 70%

  • RSI đạt một mức đỉnh khác, mà không quay trở lại vùng mua quá mức

  • RSI cuối cùng cũng phá vỡ mức đáy gần đây

Tín hiệu này đáng tin cậy khi trùng với các xu hướng dài hạn quan trọng tương tự, giống như các kỹ thuật giao dịch khác.

So Sánh RSI và MACD

MACD là dạng đường trung bình động hội tụ phân kỳ ngắn. Đây là chỉ báo dựa trên động lượng trong đó cho biết mối quan hệ giữa hai mức giá trung bình thay đổi, tương tự như RSI.

Công thức tính đường MACD là đường EMA 26 kỳ (Đường trung bình động hàm mũ) - đường EMA 12 kỳ. “Đường tín hiệu” EMA 9 ngày sẽ được vẽ đồ thị trên đường MACD sau khi được tính toán. Động thái này đóng vai trò như một yếu tố kích hoạt cho tín hiệu mua và bán. 

Nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể tự do mua khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu cũng như có thể bán khi MACD lao xuống dưới đường tín hiệu.

Mặt khác, RSI cho biết thời điểm tiền điện tử bị bán quá mức hoặc được định giá quá cao dựa trên chỉ báo giá mới nhất. Để tính Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối, hãy chia mức tăng và giảm giá trung bình theo thời gian xác định.

Hai chỉ báo này là những công cụ hiệu quả được các nhà phân tích sử dụng để có được cái nhìn tổng quan về mặt kỹ thuật đối với diễn biến thị trường. Tuy nhiên, MACD đánh giá mối quan hệ giữa hai đường EMA. Mặt khác, RSI xác nhận các diễn biến liên quan đến biến động giá hiện tại.

Trong khi các chỉ báo dao động này cho biết định lượng, đánh giá các khía cạnh khác nhau. Do đó, thường cung cấp các chỉ báo tương phản. Ví dụ, MACD có thể cho biết rằng động lượng bán của một loại tài sản đang tăng.

Đồng thời, chỉ số RSI có thể nằm dưới 30% trong thời gian dài, cho thấy tài sản này đang bị bán quá mức.

RSI Tiền Điện Tử Giao Dịch Trong Ngày và Dải Bollinger

Cả hai chỉ báo RSI và Dải Bollinger (các BB) đều được sử dụng như các chiến lược hàng đầu cho phân tích kỹ thuật. Để tạo ra các điểm vào lệnh và thoát lệnh theo thời gian phù hợp hơn, các nhà đầu tư thường kết hợp cả hai chỉ báo này như một chiến lược kép.

Nhìn chung, RSI là chỉ báo nhanh dự đoán các hành động giá trong tương lai. Dải Bollinger là một chỉ báo chậm, tức là không kích hoạt tín hiệu trừ khi có điều gì đó xảy ra. Do đó, tín hiệu được đưa ra dựa trên hoạt động.

Chiến lược Dải Bollinger về cơ bản liên quan đến giao dịch để đảo chiều. Theo quy luật chung, khi chạm vào dải trên hoặc dưới, giá sẽ thoái lui vì đó là mức cực trị.

BB có ba thành phần sau đây:

  • Đường trung bình động 20 ngày (dải giữa)

  • Dải trên

  • Dải dưới

Chiến lược kép của Dải Bollinger và RSI tiền điện tử giao dịch trong ngày yêu cầu tìm hiểu thời điểm giá chạm dải dưới và bị bán quá mức. Đây có thể là một điểm vào lệnh hoàn hảo.

Nhờ kết hợp hai chiến lược nên các diễn biến thị trường được xác nhận chắc chắn hơn. 

Kết Luận

Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối là công cụ hiệu quả để tìm ra các điểm vào lệnh có xác suất cao. Tuy nhiên, để chính xác hơn, bạn có thể bắt đầu bằng cách thực hành các chiến lược giao dịch trên tài khoản thử nghiệm của Bybit

Và luôn nhớ rằng RSI không đảm bảo chính xác hoàn toàn. Do đó, nên tận dụng thêm các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác.