Topics Đầu Tư

Cách Sử Dụng Tỷ Lệ Rủi Ro/Phần Thưởng (RR) Cho Giao Dịch Crypto

Trung Cấp
Đầu Tư
Giao Dịch
Chỉ Số
2022年5月27日

Một chiến lược giao dịch tốt thường không đủ để mang lại lợi nhuận ổn định từ giao dịch tiền điện tử. Các nhà giao dịch có lợi nhuận thường phải sử dụng một số thủ thuật trên thị trường để đạt được mục tiêu tài chính tối cao của họ.

Hầu hết các nhà giao dịch dành thời gian nghiên cứu biểu đồ giá, xem xét dữ liệu lịch sử và tìm kiếm cơ hội lớn tiếp theo. Mặc dù đây là những hoạt động mang tính xây dựng mà mọi người cần tham gia, nhưng không phải mọi nhà giao dịch đều dành thời gian để tập trung vào khoản lỗ hoặc lãi tiềm năng so với rủi ro đã nhận.

Biết được tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng tốt là gì có thể giúp hoạch định chiến lược quản lý rủi ro phù hợp và xác định liệu bạn sẽ trở thành một nhà giao dịch thành công về lâu dài và đạt được các mục tiêu tài chính của mình - hay đơn giản là dựa vào may mắn trong ngắn hạn.

Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay nhà giao dịch có kinh nghiệm, hướng dẫn này sẽ giới thiệu cho bạn những điểm mấu chốt của tỷ lệ rủi ro/phần thưởng, bao gồm cách sử dụng, phương pháp tính toán, và quản lý rủi ro để giảm thiểu tổn thất.

Tỷ lệ Rủi Ro/Phần Thưởng Là Gì?

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng xác định mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận tiềm ẩn cho bất kỳ giao dịch nào. Đó là quá trình đánh giá sự chênh lệch của các điểm vào lệnh, cắt lỗ để chốt lời dựa trên tỷ lệ RR. Trong mọi chiến lược giao dịch, cách tiếp cận lý tưởng là nhận được phần thưởng tối đa so với rủi ro tối thiểu. 

Nhà giao dịch có thể xác định rủi ro bằng cách tìm khoảng cách giá giữa điểm mở cửa và lệnh cắt lỗ. Mặt khác, các mục tiêu lợi nhuận cho biết mức giá mà một nhà giao dịch nên thoát ra khỏi thị trường với một khoản lời đáng kể. Các nhà giao dịch có thể xác định mức chốt lời bằng cách đo khoảng cách giữa điểm vào lệnh và mục tiêu lợi nhuận.

Lệnh cắt lỗ giao dịch tự động bán khi giá đạt đến mức thấp nhất đã xác định. Do đó, nó giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn bằng cách cho phép một nhà đầu tư thoát khỏi thị trường mà không bị thua lỗ thêm. Nếu thị trường đạt đến ngưỡng cắt lỗ, lệnh sẽ tự động đóng lại để tránh bị lỗ thêm trên tài khoản giao dịch nếu giá giảm xuống thấp hơn nữa.

Mối quan hệ giữa cắt lỗ và chốt lời giúp xác định phần thưởng lý tưởng từ rủi ro tiềm ẩn. Thực hiện các biện pháp này là một cách tích cực để trau dồi chiến lược giao dịch của bạn.

Cách Tính Tỷ Lệ Rủi Ro/Phần Thưởng

Các nhà giao dịch nên tính toán rủi ro mà họ đang chấp nhận trong mỗi giao dịch so với phần thưởng mà họ nhận được để xác định tỷ lệ rủi ro/phần thưởng. Trong giao dịch thủ công, các nhà giao dịch phân tích và thiết lập các mức này trước khi mở một vị thế.

Rủi ro là số tiền mà một nhà giao dịch sẽ mất, được xác định bởi lệnh cắt lỗ. Nói cách khác, đó là khoảng cách giữa lệnh cắt lỗ và giá vào lệnh. Tương tự, phần thưởng là lợi nhuận tiềm năng do nhà giao dịch đặt ra. Chúng ta có thể đo lường nó bằng cách tính toán khoảng cách giữa điểm vào lệnh và lợi nhuận mục tiêu.

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là thương số chúng ta thu được khi chia số bị chia rủi ro cho phần thưởng.

Chúng ta có thể tính nó theo công thức đơn giản sau:

Công thức của tỷ lệ RR.

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, bạn đã chấp nhận rủi ro thấp hơn để nhận được lợi nhuận cao hơn. Ba kết quả có thể có của phép tính như sau:

  • Rủi ro > Phần thưởng

  • Rủi ro < Phần thưởng

  • Rủi ro = Phần thưởng

Trong ba trường hợp này, chúng ta mong muốn giữ rủi ro thấp hơn phần thưởng để mỗi khi giao dịch chạm mức cắt lỗ, khoản lỗ của bạn là tối thiểu. Mục tiêu cao nhất là giữ rủi ro thấp nhất có thể trong mọi giao dịch để giữ lợi nhuận tiềm năng ở một mức nhất định.

Dưới đây là ví dụ về giao dịch với tỷ lệ rủi ro/phần thưởng dương:

Trong hình trên, chúng ta có thể thấy mức cắt lỗ, chốt lời và điểm vào lệnh. Bây giờ, hãy đưa chúng vào công thức và xác định tỷ lệ rủi ro/phần thưởng.

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng = (44738 − 43676) / (47591 − 44738)

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng ở đây là 0,37.

Tỷ Lệ RR Nói Gì Cho Bạn?

Việc tìm kiếm xu hướng trong thị trường tiền điện tử đầy biến động có thể là một thách thức bất kể bạn đang sử dụng phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản. Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng vẫn là một trong những công cụ quản lý rủi ro quan trọng nhất để giúp xác định điểm vào giao dịch cần thiết đối với lệnh cắt lỗ hoặc chốt lời. Các nhà giao dịch thường xác định hướng giá bằng cách sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật và/hoặc cơ bản. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tuân theo một chiến lược giao dịch tốt, vẫn luôn có khả năng thua lỗ, vì không ai biết trước được tương lai.

Do đó, sự biến động đáng kể và khả năng thị trường sụp đổ khiến việc sử dụng tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là bắt buộc đối với giao dịch tiền điện tử. Như thế, việc sử dụng lệnh cắt lỗ trong mọi giao dịch là bắt buộc đối với tất cả các nhà giao dịch. Hơn nữa, nó có thể giúp bạn tăng xác suất các giao dịch thắng. Sẽ không khôn ngoan nếu mạo hiểm toàn bộ khoản đầu tư của bạn vào một giao dịch duy nhất, cũng không hợp lý nếu mạo hiểm $1.000 để thu lời $100. Một lần nữa, hầu hết các nhà phân tích khuyên tỷ lệ rủi ro/phần thưởng không lớn hơn 1:2 hoặc 0,5 cho các giao dịch được đề xuất. 

Tỷ Lệ Rủi Ro/Phần Thưởng Tối Ưu Là Gì?

Trong mọi chiến lược giao dịch, thu được lợi nhuận cao hơn là mục tiêu chính. Đó là lý do tại sao tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là 1:2, tức là giá trị tối đa là 0,5 được khuyến nghị. Tuy nhiên, không có quy tắc cứng khi sử dụng, vì nó phụ thuộc vào kỳ vọng và chiến lược mà người ta dùng.

Chúng ta hãy xem xét khái niệm về kỳ vọng giao dịch, hoặc lợi nhuận trung bình cho mỗi giao dịch do nhà đầu tư đặt, sử dụng công thức sau:

E = [1 + (W/L)] × P − 1

Trong đó:

  • W = Thắng trung bình

  • L = Thua trung bình

  • P = Tỷ lệ thắng

Việc tìm ra kỳ vọng và kết hợp nó với tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là điều quan trọng đối với các nhà giao dịch trong ngày và các nhà giao dịch đảo chiều.

Ví dụ, nếu bạn thực hiện mười giao dịch, trong đó sáu giao dịch có lãi, tỷ lệ thắng của bạn là 6/10 hoặc 60%.

Bây giờ, giả sử trong số mười giao dịch mà bạn tạo ra lợi nhuận, bạn kiếm được $6.000 trong khi mất $2.000 trên bốn giao dịch thua lỗ của mình. Khi đó mức thắng trung bình của bạn là $6.000/6 = $1.000, trong khi bốn giao dịch thua với mức lỗ $2.000 tạo ra mức thua trung bình là $2.000/4 = $500.

Giờ hãy áp dụng công thức:

E= [1+ (1000/500)] x 0.6 – 1 = 0.80

Như vậy, kỳ vọng giao dịch của bạn đạt 80% là rất cao.

Có Thể Dựa Vào Duy Nhất Tỷ Lệ R/R để Giao Dịch Không?

Tỷ lệ rủi ro-phần thưởng đóng một vai trò quan trọng, mặc dù tỷ lệ R/R tốt không đảm bảo lợi nhuận. Nó là một công cụ để bảo vệ khỏi chuyển động bất ngờ của thị trường có thể làm mất đi lợi nhuận tiềm năng. Bên cạnh việc sử dụng tỷ lệ R/R thích hợp, hãy xem xét các yếu tố khác: 

  1. Kiến thức đúng đắn về thị trường và áp dụng nghiên cứu thị trường vào các rủi ro liên quan khi giao dịch.

  2. Chiến lược giao dịch thông suốt và có lợi nhuận, sử dụng rất nhiều kiểm tra ngược trước khi tiến hành giao dịch với tiền thật.

  3. Rủi ro trên mỗi giao dịch, được định nghĩa là số tiền bạn đang mạo hiểu và tỷ lệ thắng tiềm năng trên một giao dịch.

Nhìn chung, bạn nên tuân thủ một bộ quy tắc được viết trong danh sách kiểm tra giao dịch của mình để đạt được lợi ích cao nhất từ thị trường.

Các Chỉ Báo Kỹ Thuật và Tỷ Lệ R/R để Tối Đa Hóa Phần Thưởng

Bạn không thể chỉ dựa vào tỷ lệ rủi ro/phần thưởng khi giao dịch. Giao dịch hoặc đầu tư mà không quản lý đúng quy mô vị thế và R/R tốt sẽ chỉ tối đa hóa rủi ro của bạn. Giao dịch tài chính đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống để tăng phần thưởng tiềm năng và không có chỗ cho việc đoán giá hoặc đánh bạc.

Để làm vậy, sau đây là một số bước bạn cần xem xét.

Thiết Lập Mức Cắt Lỗ Bằng Cách Xác Định Rủi Ro

Rủi ro trên mỗi giao dịch là chênh lệch giữa điểm vào lệnh và mức cắt lỗ. Mức cắt lỗ là điểm thoát mà giao dịch của bạn sẽ tự động đóng lại với tổn thất tối thiểu.

Hành động giá, hoặc chuyển động giá của tài sản được vẽ theo thời gian trên biểu đồ, là đặc điểm của một công cụ giao dịch xác định những gì người mua và người bán đang làm trên thị trường. Nếu bạn đọc kỹ biểu đồ, bạn sẽ thấy giá nhiều lần e ngại một số khu vực giá. Nếu chúng ta có thể đặt mức cắt lỗ từ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự này, thì giá có nhiều khả năng sẽ bật trở lại.

Một ví dụ được phác thảo bên dưới:

Trong hình trên, chúng ta thấy rằng Bitcoin di chuyển cao hơn từ ngưỡng hỗ trợ mạnh là $30.000. Do đó, mua từ ngưỡng đó với rủi ro dưới $30.000 tạo ra xác suất thắng cao hơn.

Một cách tiếp cận khác là sử dụng đường xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự, từ đó giá thường phục hồi một cách kịp thời.

Hình trên cho thấy cách giá bật trở lại từ đường xu hướng hỗ trợ. Các nến cho thấy giá đang điều chỉnh từ đường xu hướng và tăng cao hơn. Hơn nữa, tỷ lệ phần thưởng/rủi ro là trên 1:1 cho mỗi giao dịch. 

Bên cạnh hỗ trợ tĩnh hoặc đường xu hướng hỗ trợ, giá thường bị từ chối từ các mức động. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là một ví dụ tuyệt vời về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. EMA là một loại đường trung bình động giúp làm dịu giá bằng cách đặt nhiều trọng lượng hơn vào hành động giá gần nhất.

Ví dụ, nếu giá tiếp cận đường EMA 20, có khả năng cao là đường trung bình động sẽ hoạt động như một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự động.

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy cách giá di chuyển cao hơn từ vùng hỗ trợ động. Về vấn đề này, sẽ an toàn nếu đặt lệnh cắt lỗ bên dưới đường EMA 20. Từ đó, giá phục hồi và tăng cao hơn với tỷ lệ rủi ro/phần thưởng xấp xỉ 1:4.

Cách Đặt Lợi Nhuận Mục Tiêu Phù Hợp để Giảm Thiểu Rủi Ro

Trước khi thực hiện giao dịch, bạn nên đo lường rủi ro và phần thưởng. Trong phần trên, chúng ta đã biết cách đo lường rủi ro bằng cách sử dụng kháng cự hỗ trợ và đường trung bình động. Các quy tắc tương tự cũng áp dụng cho việc đo lường phần thưởng. Nếu giá di chuyển cao hơn và đạt đến bất kỳ ngưỡng kháng cự đáng kể nào, thì khả năng nó phản ứng ở các mức giá này sẽ cao hơn.

Ở trên là ví dụ về cách thiết lập mức chốt lời, dựa trên các ngưỡng kháng cự. Tại đây, mức 40.000 hoạt động như một điểm đảo chiều giá, từ đó giá di chuyển xuống thấp hơn, làm cho mức này trở nên đáng kể. Do đó, nếu bạn đã mua BTCUSD sau khi bị từ chối ở mức 30.000, thì mục tiêu chốt lời của bạn phải là 40.000.

Một công cụ được gọi là Fibonacci mở rộng được dùng để xác định các mục tiêu giá khả thi. Cách tiếp cận chính là coi mức mở rộng 161,8% là mục tiêu giá chính.

Hình trên cho thấy cách mà ngưỡng Fibonacci mở rộng hoạt động như một điểm đảo chiều giá chính. Ví dụ, nếu bạn mua sau khi giá phá vỡ mức điều chỉnh 61,8% của ngưỡng dao động, mức chốt lời chính sẽ ở 161,8%.

Ưu và Nhược Điểm của Tỷ Lệ Rủi Ro/Phần Thưởng

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng không phải là yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch. Bên cạnh việc đặt ra mức chốt lời hợp lý, bạn còn phải học cách tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ.

Một sai lầm phổ biến là các nhà giao dịch trong ngày luôn nghĩ đến rủi ro/phần thưởng trước khi phân tích thị trường. Điều này có thể khiến họ đặt mức cắt lỗ và chốt lời dựa trên điểm vào của họ. Tuy nhiên, họ cần phải xem xét giá trị đầu tư của mình, rủi ro trên mỗi giao dịch, và điều kiện thị trường xung quanh giao dịch đó. 

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng tốt nhất nên đạt được sự thỏa hiệp giữa phần thưởng cao hơn và rủi ro thấp hơn. Kế hoạch giao dịch sau đây có thể giúp tăng xác suất chiến thắng, bên cạnh việc cung cấp tỷ lệ rủi ro/phần thưởng tuyệt vời:

  • Các điều kiện thị trường phù hợp

  • Xác định phiên giao dịch đang hoạt động để tham gia giao dịch

  • Tìm các mức giá phù hợp để đặt mức cắt lỗ và chốt lời trong các điều kiện thị trường đó

  • Cân nhắc xác suất của các giao dịch thắng và thua và tỷ lệ phần trăm hòa vốn.

Kết Luận

Các điểm chính liên quan đến tỷ lệ R/R trong thị trường crypto như sau:

  • Chỉ tỷ lệ rủi ro/phần thưởng thấp là không đủ thông tin để giao dịch.

  • Nhà giao dịch phải biết cách sử dụng các phương pháp giao dịch để đạt được các mức phần thưởng .

  • Nhà giao dịch cần có kiến thức đáng kể về các điều kiện thị trường trước khi mở giao dịch.

  • Có kế hoạch giao dịch hợp lý để tận dụng tốt nhất tỷ lệ rủi ro/phần thưởng.

Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng không phải là thước đo tối thượng của kiến ​​thức về giao dịch. Nó là một công cụ tuyệt vời, nhưng các nhà giao dịch cần có chiến lược để giao dịch thắng lợi và quản lý giao dịch tốt.