Off-Chain (Ngoài Chuỗi), Oracle Và Orphaned Block (Khối Mồ Côi)
Bạn có tò mò về cách thức hoạt động của một mạng chuỗi blockchain không? Vậy chúng ta hãy cùng nhau khám phá ba thuật ngữ bắt đầu bằng “O” trong loạt bài Thuật ngữ Crypto: từ A đến Z tuần này nhé.
Các giao dịch xảy ra trong chuỗi trên mạng chuỗi blockchain có thể tốn kém và mất thời gian để xử lý. Ngược lại, các giao dịch xảy ra ngoài chuỗi không yêu cầu thợ đào hay cơ chế đồng thuận để xác minh chúng. Điều này đồng nghĩa với phí thấp hơn, giải quyết nhanh hơn và thậm chí ẩn danh nhiều hơn khi đem ra so sánh, điều này đã làm cho các giao dịch ngoài chuỗi ngày càng phổ biến trong những năm gần đây.
Bên cạnh việc giao dịch thì việc quản lý một mạng chuỗi blockchain có thể được phân loại thành hai loại: trong chuỗi và ngoài chuỗi. Quản trị trong chuỗi đề cập đến quá trình các nhà phát triển đề xuất các thay đổi và cho phép mỗi nút mạng hiện có trên mạng biểu quyết cho một đề xuất trước khi thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào, trong khi quản trị diễn ra ngoài chuỗi chỉ diễn ra ở cấp xã hội thông qua Github, diễn đàn và thậm chí cả danh sách gửi thư. Các nhà phát triển thu thập phản hồi bên ngoài chuỗi blockchain trước khi áp dụng bất kỳ thay đổi nào đối với mạng.
Là cầu nối thông tin quan trọng giữa smart contract của một mạng cụ thể và dữ liệu từ thế giới bên ngoài hay dữ liệu ngoài chuỗi, oracles đảm bảo rằng các smart contract có thể sử dụng dữ liệu hợp lệ để hoạt động trong phạm vi được lập trình. Một ví dụ là việc sử dụng các phép đo giá của các nền tảng giao dịch cho phép theo dõi dữ liệu giá tài sản theo thời gian thực từ các nguồn bên ngoài được đưa vào sàn giao dịch để làm cho các giao dịch năng động hơn.
Phản hồi trễ từ các nút mạng trên mạng trong việc chấp nhận các khối vào một chuỗi có thể dẫn đến việc hai thợ đào giải quyết một khối cùng một lúc. Khi điều này xảy ra, khối có tỷ lệ Proof of Work (POW) lớn hơn sẽ được ưu tiên so với khối có tỷ lệ nhỏ hơn, và sau do đó khối nhỏ hơn sẽ bị loại bỏ và cô lập khỏi chuỗi blockchain chính.