Home Thuật Ngữ

Các Nguyên Tắc Giao Dịch Cơ Bản: Cung Và Cầu

Bắt Đầu
Thuật Ngữ
2022年6月7日

Chào mừng bạn đến với Nội Dung Giáo Dục về Giao Dịch Bybit đến từ Tripp. Đây là một loạt các bài báo giáo dục mới cung cấp các mẹo giao dịch dành cho những mới bắt đầu cũng như các nhà giao dịch dày dạn kinh nghiệm. Bài viết đầu tiên này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc giao dịch cơ bản về cung và cầu.

Phần 1 - Cung Và Cầu

Các Nguyên Tắc Giao Dịch Cơ Bản

Cầu = Người mua

Người mua = Hỗ trợ

Cung = Người bán

Người bán = Kháng cự

Hỗ trợ sẽ là mức mà cầu sẽ lớn hơn cung khiến giá lên/tăng.

Mức kháng cự sẽ là mức cung vượt cầu khiến giá xuống/giảm.

Vùng cung và cầu trong giao dịch thường là nhóm thanh khoản.

Các tổ chức đầu tư lớn (hay cá voi trong trường hợp về crypto) có thể bỏ lỡ việc vào hoặc ra do quy mô của các lệnh nếu tài sản đang trải qua một đợt tăng hoặc giảm mạnh. Khi điều này xảy ra, họ đặt lại một lệnh mua hoặc bán đang chờ xử lý tại nhóm thanh khoản, với hy vọng rằng giá sẽ tăng trở lại để khớp lệnh với các lệnh còn lại. Vùng tăng giá mạnh là vùng cầu (hỗ trợ) và vùng mà giá giảm mạnh là vùng cung (kháng cự).

Vùng Cầu (Người Mua Hiện Tại)

Thuật Ngữ Phân Tích Kỹ Thuật = Hỗ Trợ

Vùng Cung (Người Bán Hiện Tại)

Thuật Ngữ Phân Tích Kỹ Thuật = Kháng Cự

Điều quan trọng cần nhớ là có một số lượng hữu hạn người mua và người bán ở cả phía cung và cầu. Bạn càng chạm nhiều vào một khu vực, nó càng yếu đi. Điều này là do giá đang phục hồi bên ngoài vùng cầu (vùng hỗ trợ) và tạo mức cao thấp hơn, trong khi bên ngoài vùng cung (vùng kháng cự) giá ngày càng giảm và tạo ra mức thấp cao hơn.

Mỗi lần giá chạm đến vùng cung, nó sẽ đi xuống (xuống/giảm), nhưng mỗi khi người mua bước vào, giá tăng trở lại và tạo ra mức thấp cao hơn trước. Đây là một cấu trúc giá lên được gọi là xu hướng tăng.

Mỗi khi giá chạm đến vùng cầu, nó sẽ tăng lên (lên/tăng), nhưng mỗi khi người bán bước vào, họ lại đẩy giá xuống và tạo ra mức cao thấp hơn trước. Đây là một cấu trúc giá xuống được gọi là xu hướng giảm.

Xem về biểu đồ minh họa bên dưới.

*Nội dung này không đại diện cho quan điểm của Bybit vì vậy không nên xem đây là lời khuyên cho việc giao dịch cũng như tài chính bởi nó chỉ đơn thuần là một quan điểm. Hãy thực hiện giao dịch với cân nhắc rủi ro của riêng bạn.