Topics DeFi

Giải Thích: Cho Vay Crypto Và Các Khoản Vay Trong DeFi Là Gì?

Bắt Đầu
DeFi
8 Th06 2022

Cho vay tiền điện tử là một tính năng của Tài Chính Phi Tập Trung (DeFi) trong đó các nhà đầu tư cho người vay vay tiền điện tử để đổi lại các khoản thanh toán lãi suất. Nếu bạn đang nắm trong tay tiền điện tử và kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai, bạn cũng có thể nhận được thu nhập thụ động ổn định từ tài sản của mình thông qua việc cho vay. Bạn có thể nhận lãi hàng tuần hoặc hàng tháng khi gửi tiền điện tử vào ví của một nền tảng cho vay crypto.

Về phía người vay, cho vay crypto hoặc các khoản vay crypto cho phép bạn vay tiền định danh (sử dụng crypto của bạn làm tài sản thế chấp) để bạn không phải bán tài sản tiền điện tử của mình trong trường hợp khẩn cấp.

DeFi Chính Xác Là Gì?

Tài chính phi tập trunglà cụm từ nhằm ám chỉ các ứng dụng, giao thức và nền tảng tài chính dựa trên chuỗi blockchain có thể được sử dụng để quản lý tiền. Những công cụ này cung cấp nhiều cơ hội như các tổ chức tài chính truyền thống sử dụng tiền định danh.

Không giống như hệ thống tài chính truyền thống, các ứng dụng DeFi vận hành mà không có bất cơ quan tập trung nào và độc lập với ngân hàng, tiền tệ do chính phủ phát hành cũng như nền tảng chuyển tiền và cơ sở hạ tầng tài chính truyền thống khác

DeFi cung cấp một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống hiện tại và tạo ra các giải pháp mới. DeFi kết nối người dùng trong mạng ngang hàng (P2P), cho phép họ tương tác mà không cần quan tâm đến những người dùng khác nhờ vào các smart contract cơ sở giúp bảo vệ các bên đối tác.

Smart contract đóng vai trò nền tảng cho tài chính phi tập trung với sự minh bạch, công khai, tự thực hiện và không yêu cầu giám sát. Các smart contract có thể thực hiện các tác vụ được xác định trước và người dùng có thể truy cập chúng bằng các giao diện đơn giản giống như với các ứng dụng thông thường. Vì Ethereum là nền tảng đầu tiên giới thiệu khái niệm DeFi nên hầu hết các ứng dụng đều được xây dựng trên chuỗi blockchain Ethereum.

Tìm Hiểu Về Cho Vay Crypto

Cho vay truyền thống và cho vay tiền điện tử đều cung cấp các khoản vay, nhưng theo những cách khác nhau. 

Một tính năng chính của cho vay crypto là thế chấp quá mức. Tài sản thế chấp là tiền đặt cọc được cầm cố cho một khoản vay và có thể được thanh lý trong trường hợp vỡ nợ. Thế chấp quá mức có nghĩa là người đi vay phải cung cấp gấp đôi giá trị khoản vay mà họ muốn có như một khoản tiền bảo đảm. Việc thế chấp quá mức mang lại cho người cho vay sự thoải mái trong trường hợp giá của một loại tiền điện tử hay biến động mạnh dẫn tới giảm xuống.

Nhìn chung, việc thế chấp quá mức đảm bảo người cho vay có một giới hạn an toàn. Quan trọng hơn, người đi vay không cần điểm tín dụng để tiếp cận các khoản vay crypto, không giống như cho vay ngân hàng truyền thống. Điều này có nghĩa là hoạt động cho vay tiền điện tử dễ tiếp cận hơn với  những người có điểm tín dụng kém cũng như bỏ qua lịch sử tín dụng hay những người tự kinh doanh là những người cảm thấy khó đáp ứng các yêu cầu cho vay truyền thống nghiêm ngặt hơn.

Trong khi thời gian xử lý và hoàn thành một khoản vay truyền thống phải mất vài ngày, thì các khoản vay tiền điện tử lại được thực hiện một cách tức thì.

Cách Thức Hoạt Động Của Cho Vay Crypto

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang cần tiền gấp nhưng đã đầu tư hết tiền vào các tài sản? Việc bán những tài sản này có thể phải chịu thuế tăng vốn, và bạn cũng sẽ lỡ mất cơ hội đầu tư nếu vốn đầu tư bị ảnh hưởng. Đây là một điểm quan trọng làm cho hoạt động cho vay crypto trở nên vượt trội.

Các nền tảng cho vay phi tập trung mang đến cơ hội cho vay crypto mà không cần trung gian. Các giao thức cho vay DeFi cho phép người cho vay kiếm lãi trên tài sản kỹ thuật số đã cung cấp trong khi người vay phải trả lãi suất khi vay.

Giả sử bạn có 10 ETH và bạn cần chi tiền mặt trong trường hợp khẩn cấp, nhưng bạn không muốn bán ETH vì bạn nghĩ rằng giá có khả năng tăng vọt. Bạn cũng có thể lo lắng rằng nếu bạn thanh lý Ethereum ngay bây giờ, bạn sẽ không thể mua lại nhiều ETH sau này.

Đây là lúc cho vay tiền điện tử hỗ trợ bạn. Các nền tảng cho vay crypto cho phép bạn sử dụng Ether như tài sản thế chấp và cho vay bằng USDT hay bất kỳ stablecoin nào khác. Tuy nhiên, do sự biến động của tiền điện tử, bạn sẽ phải thế chấp khoản vay quá mức. Điều đó có nghĩa là bạn phải khóa ETH nhiều hơn đáng kể so với giá trị bạn nhận được từ khoản vay.

Nền tảng cho vay sẽ phát hành tiền điện tử của bạn sau khi bạn hoàn trả khoản vay với lãi suất đã thỏa thuận. Và nếu giá ETH thực sự tăng như bạn dự đoán, bạn vẫn sẽ thu được lợi nhuận từ nó.

Bạn chỉ có nguy cơ mất tiền điện tử nếu bạn không trả được khoản vay của mình hoặc nếu giá trị tài sản thế chấp của bạn (trái với quan điểm lạc quan của bạn) giảm xuống dưới giá trị bạn đã vay.

Các Bên Liên Quan Trong Một Giao Dịch Cho Vay Crypto Điển Hình

Cho vay tiền điện tử thường xoay quanh việc người vay cần thanh khoản nhưng muốn giữ lại tài sản đã đầu tư, người cho vay muốn thu có nhập thụ động và một nền tảng cho vay.

Người vay tiếp cận nền tảng cho vay, chẳng hạn như Compound hoặc Aave để vay tiền định danh từ người cho vay và sử dụng tài sản tiền điện tử như Bitcoin (BTC), Ether (ETH) hoặc Litecoin (LTC) như tài sản thế chấp.

Một khi người cho vay và người vay đồng ý với các điều khoản và điều kiện bao gồm lãi suất cụ thể thì khi đó người vay mới nhận được khoản vay tiền điện tử. Cũng giống như khoản vay ngân hàng truyền thống, nền tảng cho vay giải ngân tài sản thế chấp cho người vay sau khi người cho vay đã được thanh toán đầy đủ.

Cho vay tiền điện tử trên nền tảng cho vay DeFi crypto cho phép người vay lẫn người cho vay tương tác trực tiếp mà không cần trung gian. Tuy nhiên, cho vay tiền điện tử cũng có sẵn trên các nền tảng Tài Chính Tập Trung(CeFi) như Nexo và BlockFi.

Trái ngược với nền tảng DeFi, nền tảng cho vay tiền điện tử CeFi có một tổ chức tập trung với pháp nhân hỗ trợ và quản lý nền tảng cho vay.

Cho Vay Crypto với Staking

Staking và cho vay tiền điện tử mang lại cơ hội kiếm tiền từ tài sản thụ động của bạn nhưng theo những cách khác nhau.

Staking tiền điện tử làquá trình “khóa” một tài sản tiền điện tử để hoạt động như một trình xác thực trong một mạng phi tập trung. Trình xác thực duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính liên tục của mạng. Mạng lưới khuyến khích các staker (hay người xác thực) bằng cách thưởng cho họ những coin mới.

Mặt khác, cho vay tiền điện tử thanh toán lãi suất như một phần thưởng vì nó cho phép nhà cung cấp (hoặc những người dùng khác trên nền tảng) sử dụng tài sản crypto của bạn.

Trong khi staking thanh toán lợi nhuận thấp hơn mức trung bình nhưng nó lại mang đến sự bảo mật. Cho vay crypto thường được trả lợi nhuận cao hơn, nhưng thị trường thường biến động và tỷ giá thay đổi rất nhanh chóng.

Cho Vay DeFi Khác Biệt Như Thế Nào?

Không giống như ngân hàng cho vay truyền thống hay cho vay CeFi crypto, cho vay Defi không dựa vào cơ quan trung ương để giám sát và thực thi các điều khoản và điều kiện của khoản vay. Thay vào đó, nó dựa vào các smart contract. Người dùng có thể stake tài sản crypto của họ trên nền tảng để cho vay. Người vay có thể trực tiếp vay từ nền tảng DeFi thông qua hình thức cho vay P2P (ngang hàng) mà không cần kiểm tra tín dụng.

Những Yêu Cầu Căn Bản Để Cho Vay DeFi

Để nhận khoản vay DeFi crypto không có gì phức tạp. Bạn chỉ việc đăng nhập vào nền tảng cho vay tiền điện tử phi tập trung, đăng ký khoản vay và gửi tài sản thế chấp crypto đến một ví cụ thể. Bạn không cần phải cung cấp thông tin cá nhân của mình cũng như không cần phải lo lắng về điểm tín dụng của mình hay bất kỳ giấy tờ nào khác. Yếu tố quan trọng nhất là giá trị của crypto mà bạn đang cung cấp làm tài sản thế chấp và độ lớn của khoản vay tác động đến bạn.

Điều này sẽ đưa chúng ta đến tỷ lệ cho vay-trên-giá trị (LTV).

Tỷ lệ cho vay trên giá trị là tỷ lệ giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp. Giả sử bạn đang vay $400 và LTV là 40%. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần thế chấp tiền điện tử trị giá $1.000 làm tài sản thế chấp cho khoản vay $400, vì $400 là 40% của $1.000. So với tài chính truyền thống, LTV cho vay crypto hoặc các khoản vay crypto thấp hơn do tính chất biến động của tiền điện tử. Ví dụ: giá trị LTV của BlockFi chỉ đạt tối đa 50%. Đây có thể là một giải pháp cho các nhà đầu tư, những người dùng thích nhận các khoản vay lớn hơn có thể được hưởng lợi từ LTV thấp. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi thực hiện lệnh dừng ký quỹ.

Nguồn ảnh: BTCpress

Cho vay DeFi đi kèm với lãi suất cho vay đó là chi phí vay. Lãi suất cho vay DeFi khác nhau tùy thuộc vào nền tảng cho vay, số tiền và các điều khoản và điều kiện của khoản vay. Các nền tảng cho vay DeFi cung cấp lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi.

Lãi suất cố định nghĩa là bạn sẽ trả một mức lãi suất cố định (không đổi) trong suốt thời hạn cho vay. Ngược lại, lãi suất thả nổi thay đổi tùy theo thị trường nghĩa là lãi suất có thể tăng hoặc giảm bất cứ lúc nào. Khi vay, lãi suất cố định thường cao hơn lãi suất thả nổi. Mặc dù tỷ giá thả nổi có thể thấp hơn, nhưng chúng cũng có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Điều này nghĩa là bạn không có cách nào để biết khi nào hoặc chúng sẽ tăng lên một mức cụ thể.

Cho Vay Crypto Bắt Nguồn Từ Đâu?

Nhờ vào sự tăng giá đáng kể của Bitcoin (và các loại tiền điện tử khác), nhiều nhà đầu tư muốn giữ vị thế của họ và kiếm lợi nhuận từ việc giá thị trường sẽ tăng ​​trong dài hạn. Tuy nhiên, chiến lược mua và giữ này hay còn gọi là HODLing tạo ra một thách thức. Đó là, sẽ ra sao nếu hầu hết tài sản của bạn được gắn với tiền điện tử trong khi bạn cần tiền mặt?

May mắn thay, cho vay tiền điện tử giải quyết được vấn đề này vì bạn có thể giữ tài sản crypto của mình mà vẫn có thể chi tiêu bằng tiền định danh. Các nhà đầu tư tiền điện tử có thể vay tiền dựa trên số tiền mà họ nắm giữ hoặc cho vay crypto của họ để nhận lại lãi suất. Các nhà đầu tư cũng có thể để tài sản của họ hoạt động để họ tạo ra thu nhập thụ động.

Tôi Nhận Được Gì Khi Cho Vay Crypto?

Là người cho vay, tài sản tiền điện tử của bạn không chỉ nằm trong ví mà chúng còn hoạt động và kiếm thu nhập thụ động cho bạn. Đây là lý do tại sao bạn nên cho vay crypto của mình.

Tỷ Lệ Lãi Suất

Cho vay tiền điện tử có thể mang lại lợi nhuận mà không cần phải bán bất kỳ tài sản nào của bạn. Một số sàn giao dịch hiện cung cấp lợi suất phần trăm hàng năm (APY) cao tới 25% để vay tiền điện tử của bạn.

Nghe tuyệt lắm phải không? So sánh điều này với các tài khoản tiết kiệm tốt nhất ở Hoa Kỳ, thì những tài khoản này chỉ trả trung bình khoảng 0,55%.

Sự Ổn Định

Mặc dù bạn có thể cho vay bất kỳ loại tiền điện tử nào bạn muốn, nhưng việc cho vay stablecoin cho phép bạn phát triển tài sản mà không có rủi ro nào liên quan đến crypto. Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế để phù hợp với giá trị của tiền tệ trong thế giới thực. Ví dụ: USDT được gắn với đô la Mỹ.

Sự ổn định được đảm bảo bởi stablecoin đồng nghĩa với việc bạn biết mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền từ việc cho vay crypto.

Rủi Ro Đi Kèm Khi Cho Vay Crypto

Mặc dù cho vay crypto mang lại lợi ích đáng kể và cho phép tài sản của bạn hoạt động, nhưng không phải hoàn toàn không có rủi ro.

Rủi Ro Biến Động

Tiền điện tử thường có biến động về giá lớn. Là một người vay, tài sản thế chấp của bạn phải chịu rủi ro biến động vì nền tảng có thể thanh lý một số tài sản thế chấp của bạn do giá thị trường giảm. Nếu bạn không phản hồi lệnh dừng ký quỹ bằng việc thêm vào nhiều tài sản thế chấp hơn, nền tảng sẽ thanh lý crypto của bạn ngay lập tức để khôi phục tỷ lệ LTV của khoản vay về mức đã thỏa thuận.

Rủi Ro Công Nghệ

Các nền tảng cho vay DeFi Crypto sử dụng smart contract để quản lý các giao dịch cho vay tiền điện tử. Khác với các nền tảng CeFi, không ai có thể tham gia vận hành nó. Điều này có nghĩa nếu smart contract thất bại và bạn mất tiền điện tử, thì sẽ không có một ai để bạn có thể dựa dẫm. Smart contract và các chức năng mà chúng kiểm soát có thể bị hack và bị lỗi bảo mật.

Rủi Ro Quy Định

Tiền điện tử là một loại tài sản mới và các quy định về chúng vẫn chưa rõ ràng. Các nhà lập pháp có thể quyết định đưa ra các dự luật về tính hợp pháp hoặc thuế và điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của bạn.

Bạn có thể trao đổi với các chuyên gia tư vấn thuế trong khu vực tài phán để được hướng dẫn giảm thiểu rủi ro này.

Lật lại vấn đề, các nhà cung cấp DeFi không có bất kỳ pháp nhân nào đứng sau nền tảng và hoạt động mà không có giấy phép. Điều này đặt ra một vấn đề khác từ quan điểm pháp lý. Nếu xảy ra sai sót, thì việc kiện tụng là bất khả thi. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà đầu tư không biết về việc các quy định có thể tác động đến tương lai của họ như thế nào.

Rủi Ro Đối Tác

Các nền tảng cho vay CeFi crypto sử dụng tiền điện tử mà họ nhận được từ người gửi tiết kiệm và người vay để kiếm tiền. Họ cho các đối tác hay các quỹ đầu cơ, sàn giao dịch tiền điện tử và các nhà đầu tư tổ chức khác vay crypto. Điều này tạo ra rủi ro đối tác vì những đối tác của các giao dịch này có thể không trả lại tài sản, khiến nhà cung cấp của bạn mất khả năng thanh toán.

Các nhà đầu tư trên các nền tảng này không biết những rủi ro mà nhà cung cấp của họ phải chịu trong các giao dịch này. Ngoài ra, không giống như các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng truyền thống, các cơ quan quản lý như Tổ Chức Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (FDIC) ở Hoa Kỳ không bảo hộ các khoản đầu tư tiền điện tử của bạn.

Các nền tảng DeFi chỉ cho người vay vay trực tiếp trên nền tảng của chúng. Chúng không cho bên thứ ba vay. Điều này giúp loại bỏ rủi ro đối tác vì thế chấp được tích hợp trong smart contract.

Tôi Có Nên Cho Vay Crypto Của Mình Không?

Cho vay tiền điện tử giúp bạn duy trì hiệu suất đầu tư dài hạn cũng như kiếm thêm tiền một cách thụ động. Các khoản cho vay được thế chấp quá mức và ngay cả khi người đi vay vỡ nợ, bạn vẫn có quyền truy cập vào tiền điện tử của họ như một khoản bồi thường.

Các nền tảng cho vay tiền điện tử cung cấp lãi suất cao và được trả hàng tuần trong một số trường hợp. Tiền định danh và stablecoin kiếm được tỷ lệ cao nhất lên đến 12.7% APY. Các loại tiền điện tử chính khác như BTC và ETH thường có tỷ lệ lệnh cao tới 6%. Đây là mức cao hơn nhiều so với lãi suất của ngân hàng truyền thống.

Những Nền Tảng Cho Vay DeFi Hàng Đầu

Trong số các nền tảng cho vay phi tập trung, Aave, Compound và MakerDao vẫn đứng đầu khi sở hữu một trong những TVL cao nhất trong nền tảng.

Nguồn ảnh: DeFi Pulse – 9/7/2021.

AAVE

Tổng TVL: $ 10.45B (ngày 9/7/2021)

Cơ hội: Nhiều lựa chọn cho vay và các khoản vay nhanh.

Aave cho phép người vay đặt tài sản thế chấp để hỗ trợ giao thức. Đồng thời, đóng góp của họ được thể hiện trong aTokens. Mặt khác, các khoản vay nhanh cung cấp lãi suất cho vay cố định.

Compound Finance

Tổng TVL: $ 6,97B (9/7/2021)

Cơ hội: Tỷ lệ LTV cao hơn và ngưỡng thanh lý thấp hơn

Compound cho phép người cho vay kiếm lãi bằng cách hỗ trợ giao thức. Số lượng tài sản kỹ thuật số mà người dùng cung cấp được đại diện bởi cToken. Các Token  thường có thể được sử dụng để theo dõi khoản vay của quỹ làm tài sản thế chấp và tiền lãi kiếm được. Thú vị ở chỗ Compound chỉ thanh lý 50% khoản vay dưới thế chấp và các khoản phạt đi kèm theo một tỷ lệ cố định.

MakerDao

Total TVL: $6.76B (July 9, 2021)

Tổng TVL: $6,76 B (9/7/2021)

Cơ hội: Hỗ trợ stablecoin DAI

Makerloans cho phép bạn tự cho vay crypto. Maker Vault rộng mở cho bất kỳ ai tạo ra tiền DAI bằng cách khóa tài sản kỹ thuật số của mình làm tài sản thế chấp và thanh toán khoản vay dựa trên hợp đồng xác định trước. Maker cung cấp một trong những tỷ lệ LTV 75% cao nhất cho các khoản vay crypto.

Kết Luận

Tài chính phi tập trung hay DeFi là một trong những ứng dụng đột phá nhất của chuỗi công nghệ blockchain mới. Bằng cách sử dụng các smart contract tự vận hành, DeFi thay thế các tổ chức truyền thống bằng các nền tảng, nơi mà người dùng có thể vay và cho vay tiền trực tiếp với nhau cũng như thu phí và lãi suất trong quá trình này. Mặc dù DeFi mang đến những cơ hội kiếm tiền mới, nhưng nó cũng cải thiện hệ thống tài chính hiện tại bằng cách mang đến sự tin cậy, minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, hãy luôn tự nghiên cứu trước khi cho vay crypto.