Topics Altcoins

Stablecoin Là Gì? Có Nên Đầu Tư Vào Chúng? (2022)

Bắt Đầu
Altcoins
Crypto
Stablecoin
27 de may de 2022

Stablecoin đang trở nên ngày càng phổ biến, với vốn hóa thị trường chạm tới $10 tỉ lần đầu tiên vào tháng 5/2020. Nhưng chúng khác biệt gì so với tiền điện tử khác? Có nên đầu tư vào chúng không? Hãy cùng khám phá thêm về nó.

Stablecoin là tiền điện tử có giá được gắn liền hoặc được bảo trợ bởi một tài sản cố định, hoặc một nhóm các tài sản. Hầu hết chúng gắn liền với tiền định danh, tức là tiền thật. Tuy nhiên, một số có thể gắn với giá của hàng hóa ví dụ như vàng, hay thậm chí tiền điện tử khác. Một số thì không gắn với bất cứ tài sản nào.

Nhiều người coi stablecoin có điểm tuyệt nhất của cả hai thế giới – chúng sở hữu công nghệ blockchain mà hầu hết tiền điện tử sở hữu, nhưng không có sự biến động mà Bitcoin và các tiền điện tử khác phải gánh chịu. Chúng là coin ổn định theo nghĩa đen. 

Stablecoin Hoạt Động Như Thế Nào?

Stablecoin hoạt động như thế nào để chúng có thể giữ sự ổn định?

Làm Thế Nào Để Giá Ổn Định và Đạt Được Sự Biến Động Thấp?

Giá ổn định và biến động thấp thường được coi là lợi thế chính của stablecoin. Tuy nhiên nên nhớ là stablecoin chỉ ổn định như loại tài sản mà chúng gắn vào.

Mặc dù về bản chất, stablecoin gắn với tài sản được kỳ vọng là ổn định, nhưng không có nghĩa là chúng bất biến.

Giá dao động vẫn có thể xảy ra, do đó ảnh hưởng tới sự biến động của stablecoin. May thay, điều này là hiếm. Stablecoin nói chung rất ổn định vì tính ổn định cao của tài sản mà chúng gắn liền.

Nhưng stablecoin giữ ổn định như thế nào, hay nói cách khác, làm sao chúng giữ nơi gắn vào ổn định?

Điều này dẫn tới vấn đề của lòng tin. Để nơi gắn vào được ổn định, thị trường cần phải tin tưởng vào tài sản mà coin đó gắn vào. Đó là lý do coin được gắn vào tài sản tin cậy như USD, vàng và dầu.

Ví dụ, Tether (USDT) được gắn với USD, có nghĩa là với mỗi đơn vị USDT, công ty mẹ Tether giữ một USD làm dự trữ. Nếu thị trường không tin tưởng vào một đơn vị USDT có giá trị một dollar, thì nó sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, thực tế là USDT trong phần lớn thời gian luôn có giá trị rất gần với một dollar, là minh chứng cho niềm tin của thị trường vào nó.

Giá Tether và Biểu Đồ Khối Lượng, từ tháng 8/2019 tới tháng 8/2020. Nguồn: Coin Telegraph

Stablecoin Sử Dụng Làm Gì?

Giá ổn định và biến động thấp mang tới sự tiện lợi, nhưng stablecoin sử dụng để làm gì?

Giao Dịch

Stablecoin ngày càng được sử dụng nhiều cho các giao dịch, với công nghệ blockchain cho phép các giao dịch quốc tế hoàn thành nhanh hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Hơn nữa, một số cá nhân và nhà buôn có thể hiểu được là chống lại các giao dịch bằng tiền điện tử vì giá có thể dao động khủng khiếp trong thời gian ngắn, ví dụ như Bitcoin. Với stablecoin, rủi ro này giảm đáng kể.

Ngoài ra ở các nước phát triển, chúng bắt đầu được sử dụng như một cách thay thế cho các hệ thống ngân hàng thất bại ở nơi nhiều người không có tài khoản ngân hàng và siêu lạm phát có thể là một vấn đề lớn. Dự án stablecoin Reserve được khởi động ở Venezeula và Angola vào năm 2019 trong một nỗ lực chống lại các vấn đề này.

Trao Đổi Với Các Tiền Điện Tử Khác

Hãy tưởng tượng một người giao dịch băn khoăn về rủi ro giá của Bitcoin giảm so với USD. Họ có thể không muốn đổi sang tiền định danh, vì việc này có thể đắt đỏ do phí chuyển đổi. Nên đó là lúc đổi sang stablecoin có thể là một lựa chọn hữu dụng. Họ có thể đổi sang một stablecoin gắn với giá của USD, ví dụ như USDT, và rủi ro không còn nữa. Bạn có thể làm như vậy trên Bybit sử dụng tính năng Asset Exchange của chúng tôi, với phí cố định chỉ 0,1%, bạn có thể hoán đổi sang USDT từ bất kỳ tiền điện tử giao dịch được nào khác - BTC, ETH, EOS, và XRP. Bybit là sàn giao dịch tiền điện tử phái sinh duy nhất cung cấp tính năng này.

Tài Chính Phi Tập Trung (DeFi)

DeFi trong những năm gần đây đã trở nên uy tín trong lĩnh vực tài chính, cung cấp một giải pháp thay thế dựa trên blockchain công cộng cho các dịch vụ tài chính truyền thống thông qua sử dụng smart contract. Stablecoin giữ vai trò cung cấp một phương tiện giao dịch ổn định diễn ra trong hệ thống DeFi.

Các Loại Stablecoin

Có bốn loại stablecoin khác nhau. Ba loại được bảo trợ bởi tài sản thế chấp, còn một loại thì không. Thêm vào đó, hai loại có tính tập trung (giữ bởi một thực thể trung tâm), còn hai loại là phi tập trung (không giữ bởi thực thể trung tâm nào).

  • Bảo trợ bằng Tiền Định Danh (tập trung)

  • Bảo trợ bằng Hàng hóa (tập trung)

  • Bảo trợ bằng Tiền Điện Tử (phi tập trung)

  • Thuật toán (phi tập trung)

Stablecoin Bảo Trợ bằng Tiền Định Danh

Hầu hết stablecoin gắn với tiền định danh, ví dụ như USD, EUR hoặc GBP. Điều này được thực hiện tại, hoặc rất sát với tỉ lệ 1:1. Bản chất có nghĩa là với mỗi stablecoin, có một đơn vị tiền định danh được lưu trữ đâu đó để làm dự trữ.

Hãy hình dung ai đó muốn chuyển stablecoin của họ sang tiền mặt. Tổ chức lưu trữ stablecoin sẽ gửi tiền định danh trong dự trữ tới tài khoản ngân hàng cá nhân đó, và số lượng stablecoin sẽ bị loại bỏ khỏi lưu thông bằng với số lượng tiền định danh đang lưu thông.

Ưu Điểm của Stablecoin Bảo Trợ bằng Tiền Định Danh:

  • Chúng có cấu trúc đơn giản và dễ hiểu, là yếu tố chính cho sự phổ biến của chúng.

  • Miễn là tiền định danh mà nó gắn vào giữ ổn định, thì stablecoin cũng sẽ ổn định.

  • Với mức phí thấp và ít biến động, cùng công nghệ blockchain, stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh đặc biệt được coi là cầu nối giữa các phương tiện thanh toán truyền thống và lợi ích của tiền điện tử mang tới khu vực này.

  • Dù vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi, ngày càng nhiều tổ chức leo lên chuyến tàu stablecoin, đặc biệt là stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh. Ví dụ, năm 2019 ngân hàng khổng lồ JP Morgan khởi động stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh của riêng họ.

Nhược Điểm của Stablecoin Bảo Trợ bằng Tiền Định Danh:

  • Thực tế chúng là tập trung khiến người dùng phải nhận ân huệ từ thực thể giữ chúng. Do đó, không có gì đảm bảo tính minh bạch và giao thức đó được tuân thủ.

  • Nếu tiền mà nó gắn liền bị mất giá, thì stablecoin cũng thế (đó là lý do hầu hết chúng gắn với USD mạnh nhất lịch sử).

Stablecoin Bảo Trợ bằng Hàng Hóa

Hầu hết stablecoin trong danh mục này được thế chấp bằng vàng, nhưng chúng có thể được thế chấp bằng các loại hàng hóa khác, bao gồm kim loại, dầu, hoặc bất động sản. Các loại hàng hóa này hoạt động như cơ chế để hạn chế sự biến động giá. Stablecoin bảo trợ bằng hàng hóa có thể cho nhà đầu tư hàng ngày cơ hội đầu tư vào hàng hóa. Mặc dù đầu tư vào tài sản như vàng có truyền thống dành cho người giàu, các loại stablecoin này đã mở ra một lượng nhà đầu tư tiềm năng mới.

Ưu Điểm của Stablecoin Bảo Trợ bằng Hàng Hóa:

  • Người dùng có thể đảm bảo rằng tính biến động của hàng hóa so với tài sản như tiền điện tử là khá thấp.

  • Người dùng đang nắm giữ tài sản hữu hình, và giá trị của chúng có tiềm năng lớn theo thời gian.

Nhược Điểm của Stablecoin Bảo Trợ bằng Hàng Hóa:

  • Stablecoin bảo trợ bằng hàng hóa có thể khó mua lại hơn là stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh. Nếu bạn muốn trao đổi một stablecoin gắn liền với tài sản như vàng, nó có thể khá dễ dàng, nhưng làm như vậy với bất động sản có thể tốn thời gian vì quá trình phức tạp liên quan.

  • Vì chúng là tập trung, mức độ tin cậy là cần thiết giữa người dùng và thực thể trung tâm đang nắm giữ hàng hóa.

Stablecoin Bảo Trợ bằng Tiền Điện Tử

Một số stablecoin gắn liền với tiền điện tử. Tương phản với stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh, stablecoin bảo trợ bằng tiền điện tử được phát hành thông qua smart contract. Vì giá tiền điện tử có thể rất biến động, coin thường được bảo trợ bằng nhiều loại tiền điện tử. Nên nếu một loại bị biến động về giá, các loại khác có thể hấp thụ cú sốc và giữ giá ổn định.

Ngoài ra, một số loại được bảo vệ bằng một quá trình gọi là thế chấp quá mức. Nghĩa là coin được bảo trợ bằng một tài sản có giá trị lớn hơn coin, và được sử dụng như một biện pháp phòng vệ. Nên, thay vì tỉ lệ 1:1 như tiền định danh, tỉ lệ có thể là 1:2, nghĩa là stablecoin được bảo trợ bằng tiền điện tử thế chấp gấp đôi giá trị của nó.

Ưu Điểm của Stablecoin Bảo Trợ bằng Tiền Điện Tử:

  • Chúng là phi tập trung, và khi giao dịch diễn ra trên blockchain, tính bảo mật và minh bạch hoàn toàn được đảm bảo.

  • Chúng thường cung cấp lượng thanh khoản cao hơn, tức là chúng có thể chuyển đổi nhanh chóng với mức phí thấp.

Nhược Điểm của Stablecoin Bảo Trợ bằng Tiền Điện Tử:

  • Cơ chế hoạt động của chúng khá phức tạp, tức là chúng chưa có độ phổ biến nhiều như một số loại stablecoin khác, ít nhất không phải bây giờ.

  • Nếu giá của tiền điện tử dự trữ tăng cao, thế chấp quá mức có thể trở nên đắt đỏ.

Stablecoin Thuật Toán

Dù khó tin, stablecoin không thế chấp có tồn tại. Cung của những stablecoin này được kiểm soát bởi thuật toán gắn liền và smart contract. Cung và cầu điều chỉnh giá của những stablecoin này. Cung của những stablecoin này được kiểm soát bởi một mô hình dựa trên thuật toán được gọi là seigniorage shares.

Nếu giá của stablecoin tăng lên, coin sẽ được phát hành bởi thuật toán tới khi cung và cầu đạt trạng thái cân bằng. Nếu giá của stablecoin giảm xuống, thì cung của coin sẽ bị giảm tới khi cung và cầu đạt trạng thái cân bằng. Nhờ đó, thuật toán có thể giữ giá của coin ổn định.

Ưu Điểm của Stablecoin Thuật Toán

  • Vì chúng không phải tập trung với bất cứ tài sản nào, về bản chất chúng là stablecoin phi tập trung nhất, và thuật toán là công khai cho bất cứ ai muốn xem. 

  • Vì chúng không gắn liền với cái gì, chúng không phụ thuộc vào thế chấp.

Nhược Điểm của Stablecoin Thuật Toán

  • Mặc dù phát hành coin để đạt sự cân bằng giữa cung và cầu là dễ dàng, nó có thể gặp khó khăn khi giảm cung coin trong khi cố gắng duy trì giá trị.

  • Cần tăng trưởng liên tục để duy trì tỉ giá.

Các Stablecoin Phổ Biến Nhất

Ước tính hiện nay có hơn 200 loại stablecoin. Hãy xem qua một số loại phổ biến nhất.

Tether (USDT)

Tether (USDT) là stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh và là stablecoin có vốn hóa thị trường lớn nhất. Gắn liền với USD ở tỉ lệ 1:1, USDT được tạo ra vào năm 2014. Nó chiếm chỗ Bitcoin trở thành tiền điện tử giao dịch nhiều nhất tính theo khối lượng thị trường năm 2019. USDT được phát hành trên bảy blockchain, bao gồm Ethereum.

USD Coin (USDC)

USD Coin (USDC) gắn liền với USD. Khởi động năm 2018 là một liên doanh giữa Circle và Coinbase, USDC là một ‘dollar kỹ thuật số’ có thể dùng cho giao dịch crypto. Nó là một Ethereum (ERC-20) token. Theo Circle, một cuộc kiểm toán dự trữ USD thực hiện vào mỗi tháng.

TrueUSD (TUSD)

TrueUSD (TUSD) là stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh gắn liền với USD, sáng lập năm 2018. Thay vì USD dự trữ được giữ bởi một thực thể duy nhất (như với USDT), chúng được giữ trong nhiều tài khoản ngân hàng được ký quỹ. Theo nhà phân phối Trusttoken, điều này phục vụ sự minh bạch.

Dai (DAI)

Dai (DAI) ‘gắn mềm’ với USD trong đó nó không được phát hành bởi một thực thể trung tâm. Thay vào đó, người sở hữu token phi tập trung quản lý Giao Thức Maker. Thông qua smart contract, giao thức này gắn coin với USD. Nó là một loại tiền điện tử mới nổi trong DeFi và được bảo trợ bởi Ethereum.

Paxos Standard (PAX)

Paxos Standard (PAX) là stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh gắn với USD, khởi động năm 2018. Ngày nay, các chức năng của PAX bao gồm hạn chế biến động tài sản crypto và xóa bỏ phí giao dịch xuyên biên giới. Công ty phát hành nó là Paxos Trust hy vọng nó được sử dụng để thanh toán tiêu dùng trong tương lai.

Digix Gold (DGX)

Digix Gold(DGX) gắn với vàng, với một đơn vị của tiền bằng một gram vàng. Vàng được lưu trữ trong hầm chứa, và người sở hữu tiền có thể mua lại vàng thỏi nếu họ tự đi thăm hầm chứa. Vàng được kiểm toán ba tháng một lần để đảm bảo trữ lượng vẫn đầy đủ. 

Binance USD (BUSD)

Binance USD (BUSD) là stablecoin bảo trợ bằng dollar, khởi động năm 2019. Đó là kết quả của sự hợp tác giữa Binance và Paxos. Tới nay, nó là một trong số ít stablecoin được chấp thuận bởi cơ quan quản lý Mỹ. Cung của nó được kiểm toán bên ngoài thường xuyên để duy trì lòng tin của người dùng.

Libra

Một trong những tiền điện tử gây tranh cãi nhất thời đại là kế hoạch Libra coin từ Facebook. Sách trắng ban đầu được ra mắt vào tháng 6/2019, với tuyên bố nhiệm vụ là “trở thành một loại tiền toàn cầu và cấu trúc cơ sở tài chính trao quyền cho hàng tỉ người”. Tầm nhìn ban đầu của nó là trở thành stablecoin đa tiền tệ được bảo trợ bởi một rổ khoảng 30 loại tiền định danh. Nhưng điều đó thay đổi khi áp lực tăng lên với các quan ngại về pháp lý, với nhiều nhà bảo trợ rút lui như là Visa và Mastercard. Đáp lại, Libra 2.0 được ra mắt vào tháng 4/2020, với một trong những thay đổi then chốt là stablecoin đơn tiền tệ ngoài coin đa tiền tệ. Tuy nhiên, với các quan ngại pháp lý vẫn còn, tương lai của nó vẫn chưa rõ.

Có Nên Đầu Tư vào Stablecoin?

Có những lựa chọn đối lập về liệu stablecoin có phải là khoản đầu tư tốt hay không. Hãy xem một số tranh luận ủng hộ và phản đối.

Lý Do Stablecoin Là một Khoản Đầu Tư Tốt

  • Đầu tư vào stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh như USDT có thể là một lựa chọn hữu dụng cho các nhà đầu tư đặt cược thời gian của họ để đầu tư vào một tài sản biến động như Bitcoin. Chúng có thể chuyển đổi dễ dàng và nhanh chóng, và có thể chuyển ngược lại khi niềm tin về sự biến động của tài sản được khôi phục.

  • Vì cơ bản được xem là rủi ro thấp, chúng có thể trở thành một phần đáng giá trong danh mục đầu tư đa dạng (luôn là khôn ngoan khi sở hữu các khoản đầu tư rủi ro thấp cùng với các khoản có rủi ro cao hơn). Qua thời gian, tài sản có thể có giá trị hơn và chúng có thể chứng tỏ là khoản đầu tư dài hạn có lời. Đặc biệt, điều này có thể xảy ra với stablecoin bảo trợ bằng hàng hóa hoặc bảo trợ bằng tiền điện tử.

Lý Do Stablecoin Không Phải Là một Khoản Đầu Tư Tốt

  • Như bất kỳ khoản đầu tư nào, lợi nhuận tiềm ẩn càng cao, rủi ro càng lớn. Trong khi một số stablecoin có thể tăng giá trị theo thời gian, chúng cũng có thể mất giá. Đặc biệt điều này có thể rủi ro với stablecoin bảo trợ bằng tiền điện tử, bất chấp các cơ chế đặt ra để đối phó với sự biến động giá. 

  • Stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh được xem là stablecoin ổn định nhất, nhưng sự ổn định này không biến chúng thành khoản đầu tư dài hạn quá hời và giá trị của chúng dường như không tăng đáng kể theo thời gian. Nếu có gì thì, với stablecoin bảo trợ bằng tiền định danh, giá trị của chúng có vẻ giảm đi theo thời gian. Khi các ngân hàng trung ương in thêm nhiều tiền, nó làm giảm giá trị tiền. Lạm phát nghĩa là bạn sẽ mua được ít hơn với một dollar trong 10 năm so với bây giờ, và thậm chí ít hơn nữa sau 20 năm.

Kết Luận

Mặc dù câu hỏi liệu stablecoin có phải khoản đầu tư tốt vẫn còn mở để tranh luận, nhưng không phủ định chúng có nhiều tiềm năng. Chúng mang tới lợi ích của công nghệ blockchain và sự ổn định, nghĩa là chúng đáng tin cậy cho các giao dịch trong hệ sinh thái crypto. Việc chấp nhận rộng rãi chúng là tiền đề cho cuộc cách mạng các phương thức của giao dịch tài chính truyền thống và cung cấp một con đường lớn thiết yếu cho 1,7 tỉ người không có ngân hàng (những người không có tài khoản ngân hàng) trên khắp thế giới. Chúng cũng chứng tỏ là nơi trú ẩn an toàn khỏi siêu lạm phát đang hoành hành ở một số nước thứ ba. Tương lai cho stablecoin là tươi sáng.

Để có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về stablecoin lớn nhất, USDT, xem bài hướng dẫn này của Bybit: USDT Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết.

Bạn có thể mua USDT tại đây trên Bybit! MUA USDT NGAY

Ngoài ra, bạn có thể giao dịch USDT tại đây trên Bybit! GIAO DỊCH USDT NGAY

Theo dõi Bybit:

Có bất cứ câu hỏi gì? Ghé thăm Trung Tâm Trợ Giúp của chúng tôi